xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hình ảnh lung linh của “siêu trăng” thế kỷ

P.Nghĩa (Theo Daily Mail)

(NLĐO) – Các nhà thiên văn học và nhiếp ảnh gia "chiếm đóng" các địa điểm quan sát “siêu trăng” lớn nhất trong 68 năm qua.

Một số quốc gia trên thế giới đã nhìn thấy hình ảnh “siêu trăng” xuất hiện gần trái đất nhất kể từ năm 1948, ở khoảng cách 356.509 km. Lúc này, Mặt Trăng có vẻ to hơn 7% và sáng hơn 15% so với bình thường. Tuy nhiên, mắt người bình thường hầu như không có khả năng nhận ra sự khác biệt này.

Tại Việt Nam, có thể quan sát vào lúc 13 giờ 52 phút (giờ GMT), tức khoảng 20 giờ 52 phút tối 14-11.

Từ Ấn Độ đến Úc, các nhà thiên văn học và nhiếp ảnh gia "chiếm đóng" tới các tòa nhà cao tầng, pháo đài cổ xưa và những bãi biển trên khắp thế giới để chụp ảnh “siêu trăng” một cách rõ nét.

Hàng ngàn người dự kiến ​​tập trung ở bãi biển Bronte, TP Sydney – Úc để chứng kiến ​​sự kiện này sau khi tác giả Gavin McCormack tạo ra một trang Facebook để cho bạn bè biết về kế hoạch của mình.

“Mang theo một bình trà, một bữa ăn nhẹ, những đứa trẻ và ống nhòm của bạn bởi vì đây sẽ là một sự kiện tuyệt vời” – ông McCormack viết.

Trong khi đó, cư dân ở thủ đô New Delhi - Ấn Độ hy vọng bầu không khí ô nhiễm sẽ tan bớt để họ có thể quan sát “siêu trăng” từ Pháo đài Đỏ.

Hình ảnh "siêu trăng" trong ngày đạt đỉnh 14-11


Bên trên trụ sở quốc hội Mỹ. Ảnh: Reuters

Bên trên trụ sở quốc hội Mỹ. Ảnh: Reuters


Tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Ảnh: AP

Tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Ảnh: AP


Ở lâu đài Almodovar tại Cordoba, miền Nam Tây Ban Nha. Ảnh: AP

Ở lâu đài Almodovar tại Cordoba, miền Nam Tây Ban Nha. Ảnh: AP


Cứ như Nữ thần Tự do đang thắp lên siêu trăng. Ảnh: Caters News Agency

Cứ như Nữ thần Tự do đang thắp lên "siêu trăng. Ảnh: Caters News Agency


Vòng xoay ở London - Anh... Ảnh: Reuters

Vòng xoay ở London - Anh... Ảnh: Reuters


...huyền hoặc trong ánh siêu trăng. Ảnh: Reuters

...huyền hoặc trong ánh "siêu trăng". Ảnh: Reuters


Tại Frankfurt - Đức. Ảnh: EPA

Tại Frankfurt - Đức. Ảnh: EPA


Tại Berlin - Đức. Ảnh: EPA

Tại Berlin - Đức. Ảnh: EPA

Dưới đây là hình ảnh “siêu trăng” ghi nhận được tại Mỹ (chưa đạt đỉnh) vào ngày 13-11, đăng tải trên tờ Daily Mail (Anh).

Siêu trăng chụp ở trung tâm TP Scranton, bang Pennsylvania - Mỹ. Ảnh: AP
"Siêu trăng" chụp ở trung tâm TP Scranton, bang Pennsylvania - Mỹ. Ảnh: AP

Bên trên một tòa nhà cao tầng ở TP Kansas, bang Missouri - Mỹ. Ảnh: AP
Bên trên một tòa nhà cao tầng ở TP Kansas, bang Missouri - Mỹ. Ảnh: AP

Một nhiếp ảnh gia chụp siêu trăng bên trên Trường ĐH Kansas ở TP Lawrence, bang Kansas - Mỹ. Ảnh: AP
Một nhiếp ảnh gia chụp "siêu trăng" bên trên Trường ĐH Kansas ở TP Lawrence, bang Kansas - Mỹ. Ảnh: AP

Trăng mọc trong thung lũng San Gabriel, được nhìn thấy từ bang California tối 13-11 (giờ địa phương). Ảnh: AP
Trăng mọc trong thung lũng San Gabriel, được nhìn thấy từ bang California tối 13-11 (giờ địa phương). Ảnh: AP

Siêu trăng lần này sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với bình thường. Ảnh siêu trăng ở TP Arlington, bang Virginia hôm 13-11. Ảnh: BARCROFT
"Siêu trăng" lần này sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với bình thường. Ảnh "siêu trăng" ở TP Arlington, bang Virginia hôm 13-11. Ảnh: BARCROFT

Mặt trăng nhìn từ TP Whittier, bang California - Mỹ. Ảnh: AP
Mặt trăng nhìn từ TP Whittier, bang California - Mỹ. Ảnh: AP

Siêu trăng xuất hiện phía trên ngọn hải đăng Chicago Harbor Lighthouse. Ảnh: REX
"Siêu trăng" xuất hiện phía trên ngọn hải đăng Chicago Harbor Lighthouse. Ảnh: REX

Ảnh chụp từ TP Springfield, bang Illinois - Mỹ. Ảnh: AP
Ảnh chụp từ TP Springfield, bang Illinois - Mỹ. Ảnh: AP

TP Kansas, bang Missouri Mỹ tối 13-11. Ảnh: REUTERS
TP Kansas, bang Missouri Mỹ tối 13-11. Ảnh: REUTERS

Ngắm siêu trăng ở Hawaii. ẢNh: Reuters

Ngắm "siêu trăng" ở Hawaii. ẢNh: Reuters


Tượng Vladimir Lenin dưới ánh trăng ở Baikonur - Kazakhstan. Ảnh: Reuters

Tượng Vladimir Lenin dưới ánh trăng ở Baikonur - Kazakhstan. Ảnh: Reuters

"Siêu trăng" ở Tây Ban Nha tối 13-11. Nguồn: REUTERS

Hiện tượng "siêu trăng" xảy ra khi Mặt Trăng tròn vào đúng cận điểm của nó (perigee) - tức thời điểm mặt trăng ở gần trái đất nhất. Thông thường, "siêu trăng" "lớn" hơn trăng tròn bình thường 14% và sáng hơn 30%.

Mặc dù hiện tượng "siêu trăng" xảy ra theo chu kì 13 tháng nhưng "siêu trăng" vào ngày 14-11 năm nay là một dịp đặc biệt. Đây không chỉ là "siêu trăng" lớn nhất kể từ năm 1948 mà theo NASA, "siêu trăng" tháng này "tròn trong khoảng 2 giờ của cận điểm, khiến nó trở thành một siêu siêu trăng".

"Siêu trăng" giống như ngày 14-11 chỉ xuất hiện trở lại vào tháng 11-2034.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo