"Họng súng vũ trụ" chính là cái gọi là "vết đen Mặt Trời", một điểm đen nổi loạn trên ngôi sao mẹ của chúng ta. Một số họng súng vũ trụ hướng thẳng về phía Trái Đất, trong đó có AR3038, thứ được dự báo có thể khai hỏa về phía chúng ta bất cứ lúc nào.
Theo Live Scicence, thứ mà nó phóng ra có thể là các loại pháo sáng dội vào bầu khí quyển của Trái Đất, chứa tia X và bức xạ tử ngoại cực mạnh làm ion hóa các nguyên tử, khiến chúng không thể phát ra sóng vô tuyến tần số cao và gây ra sự cố mất điện vô tuyến.
Cận cảnh một số "họng súng vũ trụ" - Arh: NASA
Vào tháng 4 và 5, hai quả pháo sáng vũ trụ đã từng gây ra mất điện vô tuyến ở Úc và một số khu vực thuộc châu Á.
Nó cũng có thể phóng ra một quả cầu lửa làm bằng plasma khổng lồ gọi là vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) và khiến cực quang kỳ ảo thắp sáng vùng địa cực.
Hiện tại AR3038 nằm hơi chếch về phía đường xích đạo của Mặt Trời. Trái Đất sẽ nằm trong tầm ngầm của nó trong ít nhất vài ngày nữa.
Tuy nhiên, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), vết đen Mặt Trời này tuy rất lớn nhưng mức độ đáng sợ lại không cao. Họ dự đoán nó sẽ chỉ tạo ra pháo sáng loại M (mức độ trung bình). Mất điện vô tuyến vẫn có thể xảy ra khi Trái Đất trúng pháo sáng nhưng chỉ ngắn hạn.
Đối với một vụ phóng CME, từ trường của Trái Đất bị nén nhẹ bởi các sóng của các hạt có năng lượng cao, "nhỏ giọt" theo các đường sức từ gần các cực và kích động các phân tử trong khí quyển, giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng và tạo ra cực quang nhiều màu sắc.
Nhưng cũng có khả năng các hạt mang điện từ CME đủ mạnh, làm phá vỡ một phần từ quyển của Trái Đất và khiến vệ tinh rơi xuống đất.
Các nhà khoa học vẫn đang nín thở quan sát "họng súng vũ trụ". Theo Cục Quản lý Khí quyển và đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), các vụ phóng cầu lửa CME sẽ mất 15-18 giờ để đến được Trái Đất.
Bình luận (0)