Một thực thể thiên văn hiếm gặp vừa được phân tích bởi công trình độc đáo dẫn đầu bởi Đại học California ở Berkeley (Mỹ): đó là một sự kiện vũ trụ cực đoan, trông như một vụ nổ đặc biệt kinh hoàng, có thể chính là phút giây ra đời của lỗ đen hoặc sao neutron - hai dạng "quái vật" trong vũ trụ.
Chân dung "Lạc Đà", một quái vật xé thiên hà - Ảnh đồ họa từ Đại học California ở Berleley
Theo Live Science, các tín hiệu đầu tiên được phát hiện từ tháng 10-2020 với sắc xanh lam sáng chói trong ống kính thiên văn, cho thấy một vụ nổ với sự tiến hóa cực kỳ nhanh chóng, siêu nhanh, siêu mạnh.
Sụ kiện được đặt tên là "Lạc Đà". Một vụ nổ tương tự được phát hiện vào năm 2018 ở nơi cách Trái Đất 200 triệu năm ánh sáng, mang tên "Con Bò" trong khi vụ nổ khác vào năm 2020 được đặt là "Koala", tất cả đều là cách chơi chữa dựa trên tên khoa học của nó. Lạc Đà có tên gốc là ZTF20acigmel).
Các vụ nổ vốn phổ biến trong vũ trụ nhưng siêu nhanh, siêu mạnh như Lạc Đà thì cực kỳ hiếm hoi. Khác với vụ nổ siêu tân tinh - cái chết sao - vốn xảy ra trong vài năm; Lạc Đà xuất hiện và biến mất trong vài tuần.
Nhưng sức mạnh của nó thì đáng kinh sợ. Nếu như các siêu tân tinh gần từng được liên kết với các đại tuyệt chủng trên Trái Đất vì bắn ra vô số tia vũ trụ độc hại thì vụ nổ Lạc Đà mạnh tới nỗi đã xé nát một thiên hà và cả vùng không gian lân cận.
Rất may mắn, nó cách chúng ta đến vài tỉ năm ánh sáng. Do đó, Lạc Đà cũng là một thực thể cổ đại từ vài tỉ năm trước vì phải mất bấy nhiêu thời gian thì hình ảnh của nó mới đi tới được ống kính thiên văn của người Trái Đất.
Các nhà khoa học hy vọng việc quan sát Lạc Đà sẽ giúp người Trái Đất được tận mắt chứng kiến sự ra đời của một lỗ đen quái vật hoặc một sao neutron.
Bình luận (0)