Tại cuộc họp thuộc Công ước của Liên hợp quốc về "một số vũ khí quy ước" – hay còn gọi là "Công ước về các vũ khí chống lại loài người" (Inhumane Weapons Convention) vừa diễn ra, chủ đề vũ khí tự trị được nhiều chuyên gia thảo luận.
Hình ảnh trong phim "Kẻ hủy diệt" có thể thành sự thật?
Nhiều ý kiến cho rằng cần một hành lang pháp lý chặt chẽ để tránh việc trí tuệ nhân tạo bị lợi dụng để chống lại con người, ví dụ như biến robot thành kẻ đánh bom tự sát. Một video minh họa kịch bản tồi tệ về những "kẻ hủy diệt" robot cũng được trình chiếu trong hội nghị.
Thời gian qua, trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực đã đạt được nhiều thành công vượt bậc, thậm chí đã có robot được cấp quyền công dân và trả lời phỏng vấn báo chí như một con người.
Vì vậy, sự thiếu kiểm soát, các ràng buộc pháp luật lỏng lẻo có thể dẫn đến việc một con robot được chế tạo ra để làm hại người khác.
Định nghĩa "thế nào là robot giết người" cũng như mức độ và cách thức tương tác giữa robot với con người cũng được bàn luận tại cuộc họp.
Các chuyên gia kỳ vọng robot và con người sẽ có những tương tác có lợi, nhờ vào hành lang pháp lý trong việc chế tạo chúng - ảnh: DAILY MAIL
Một chiến dịch mang tên "Stop Killer Robots" chống lại việc trang bị vũ khí có thể làm hại con người cho robot đã được 22 quốc gia chấp thuận và danh sách ngày một tăng thêm. Tổ chức Kiểm soát việc thực hiện nhân quyền (Human Rights Watch) yêu cầu một thỏa ước liên quan đến luật pháp dành cho robot sẽ được ký kết vào năm 2019.
Công ước của Liên hợp quốc về Một số vũ khí quy ước (Công ước về Vũ khí chống lại con người) là một thỏa thuận đa quốc gia có hiệu lực từ năm 1983, đặt ra giới hạn về việc sử dụng vũ khí và chất nổ như mìn, bẫy mìn, vũ khí laser…
Bình luận (0)