xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mẹ chết, tê giác con không chịu ngủ một mình

L. Thoa (Theo Imdepandent)

(NLĐO) – Một chú tê giác không chịu ngủ một mình sau khi thấy cảnh mẹ nó bị những tay săn trộm sát hại tàn nhẫn để lấy sừng. Hành động này làm tan chảy trái tim các cán bộ tại trung tâm chăm sóc những loài nguy cấp.

 

Tê giác mồ côi gối đầu lên chân nhân viên chăm sóc

Tê giác mồ côi gối đầu lên chân nhân viên chăm sóc

 

Chú tê giác Gertjie được giải cứu từ rừng sâu vào hôm 7-5 bởi các nhân viên Trung tâm Động vật nguy cấp Hoedspruit (HESC) ở Nam Phi khi nó đang nằm bên xác mẹ.

Hiện nó đã gần 4 tháng tuổi, đang xây dựng nếp sống mới để hòa nhập với sinh hoạt hằng ngày. Điều đặc biệt là con tê giác này không thể ngủ một mình nếu không có ai ở bên vuốt ve, trò chuyện.

Các nhân viên trung tâm cho biết lúc được giải cứu, con tê giác con không muốn rời thi thể mẹ và liên tục “quấy khóc” trước khi được tiêm thuốc an thần và chuyển đến HESC. Gertjie trải qua đêm đầu tiên ở trung tâm với một bảo mẫu và một con cừu hiền lành tên Skaap. Con cừu có vai trò như “người mẹ thay thế”. Từ đó, tê giác mồ côi không thể ngủ một mình. Gertjie có sở thích dụi mũi vào chân nhân viên chăm sóc nó. Thậm chí, Gertjie còn nằm xuống sàn, gối đầu lên chân bảo mẫu.

 

img

 

Sau hơn một tháng, Gertjie dần lấy lại tinh thần và tự tin hơn xưa. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên ở trung tâm chăm sóc động vật có nguy cơ tuyệt chủng vẫn thay phiên nhau trông nom tê giác con mỗi 3 giờ và ngủ bên cạnh phòng nó để đảm bảo thức ăn được cung cấp đều đặn. Trung tâm này cũng đã cài camera giúp mọi người có thể xem Gertjie trải qua một ngày mới với những hoạt động lành mạnh như đi bộ đường dài, tắm bùn và gặm cỏ.

Hiện trung tâm động vật nguy cấp này đang kêu gọi các nguồn tài trợ sữa cho chú tê giác con do nhu cầu nó ngày càng lớn. Tê giác chỉ cai sữa hoàn toàn khi đủ 15-18 tháng tuổi, vì vậy các nhân viên cho biết Gertjie sẽ được chăm sóc tại HESC cho đến khi nó sẵn sàng bước vào một trung tâm bảo tồn động vật hoang dã.

Trong năm 2013, khoảng 1.004 con tê giác ở Nam Phi bị bắn chết để lấy sừng. Với tốc độ săn bắn tê giác như hiện nay, dự đoán đến năm 2026, loài này sẽ tuyệt chủng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo