Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) nhận định vùng đất thuộc lưu vực sông Mekong, được gọi là Greater Mekong, trải dài từ cao nguyên Tây Tạng đến Biển Đông là một trong những nơi đa dạng sinh học nhất trên thế giới.
Trong 20 năm qua, có đến hơn 2.500 loài mới được phát hiện và đặt tên ở vùng này, tức trung bình cứ khoảng 2 tuần lại có người bắt gặp một sinh vật kỳ lạ chưa từng thấy trên trái đất.
Thằn lằn cá sấu Việt Nam là một cá thể giống như được lai giữa thằn lằn và cá sấu theo đúng nghĩa đen - Ảnh: THE STRAITS TIMES
Cóc của ông Smith - loài vật được các nhà khoa học gọi là "đến từ thế giới bị mất" - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Những động vật này rất đa dạng, thuộc nhiều họ, bộ, chi, loài khác nhau. Chúng là các động vật lưỡng cư, những con cá, bò sát, động vật có vú và cả thực vật.
Các phát hiện đặc sắc nhất gần đây có thể nói đến thằn lằn cá sấu Việt Nam, dơi có khuôn mặt móng ngựa ở Thái Lan, rùa ăn ốc sên Malaysia…
Rùa ăn ốc sên ở Malaysia - Ảnh: THAI NATIONAL PARKS
Dơi có khuôn mặt móng ngựa - Ảnh: THE GLIMPSE
Chim chích lá đá vôi - Ảnh: NATIONAL PUBLIC RADIO
Theo các chuyên gia của WWF, từ phát hiện đến xác định và nghiên cứu về một loài vật là chặng đường vô cùng khó khăn bởi những sinh vật mới lạ, kỳ bí này thường sống lẩn khuất trong rừng rậm và các kiểu địa hình phức tạp xung quanh dòng Mekong. Ví dụ như thằn lằn cá sấu, người ta nhìn thấy nó từ năm 2003 nhưng đến hơn 10 năm sau mới có thể thực sự nắm bắt được nó.
Cá trong suốt có nanh ma cà rồng - Ảnh: ARIVE
Thằn lằn da báo - Ảnh: SCIENCE DAILY
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu hoàn toàn đầy đủ về lý do khiến Mekong trở thành "thánh địa" của những loài động thực vật chưa ai biết đến nhưng các nhà khoa học trên khắp thế giới vẫn đang xem đây là mục tiêu lớn cho các cuộc khám phá. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ hệ sinh thái đang rất cấp thiết. Không ít loài vừa mới được phát hiện đã có nguy cơ tuyệt chủng hoặc có số lượng tồn tại cực kỳ ít ỏi.
Bình luận (0)