Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters cho thấy chỉ vài giờ sau khi bị xé nát bởi một sự kiện đầy bạo lực hàng tỉ năm trước, Trái Đất đã không còn cô đơn.
Sử dụng năng lực của một siêu máy tính, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vũ trụ học tính toán Jacob Kegerreis từ Đại học Durham - Anh cho thấy Mặt Trăng đã được hình thành chỉ trong vòng vài giờ sau một sự kiện làm Trái Đất vỡ ra một phần cơ thể, mà các giả thuyết hướng về Thiea, một hành tinh to cỡ Sao Hỏa đã va chạm rồi hòa nhập vào Trái Đất nguyên thủy.
Mặt Trăng đã hình thành chỉ vài giờ từ đống đổ nát là phần cơ thể bị xé ra của Trái Đất do va chạm khốc liệt - Ảnh: Jacob Kegerreis
Theo Live Science, giả thuyết Mặt Trăng hình thành từ vụ va chạm cũng chỉ mới là giả thuyết này từ lâu đã được các nhà khoa học bàn đến, nhưng ít dữ liệu để chứng minh nó là hiện thực, ngoài bằng chứng cho thấy vật liệu của Trái Đất và Mặt Trăng có sự tương đồng lớn, cho thấy 2 thiên thể này có khả năng cao từng là một cơ thể duy nhất.
Sử dụng một siêu máy tính có biệt danh là COSMA, viết tắt của "máy vũ trụ" đặt tại cơ sở Máy tính tiên tiến dùng trong nghiên cứu phân tán (DiRAC) của Đại học Durham, nhóm khoa học gia đã mô phỏng hàng trăm kiểu mà Trái Đất nguyên thủy và Theia va chạm.
Các mô phỏng xét vụ va chạm trên nhiều góc độ, tốc độ và quy đạo khác nhau, đã cho thấy cách vật chất được bắn ra từ vụ va chạm như thế nào, cách đống đổ nát hỗn loạn này kết tụ chi trong vài giờ.
Thứ kết tụ thần tốc đó, chính là Mặt Trăng, với vật liệu chính từ Trái Đất, chứ không phải từ Theia, khiến Mặt Trăng trở thành một phòng thí nghiệm tuyệt vời cho lịch sử Trái Đất.
Mô hình cũng tạo ra một thứ hoàn toàn trùng khớp với các đặc tính đã biết của Mặt Trăng: Quỹ đạo rộng, nghiêng, bên trong nóng chảy một phần, vỏ mỏng.
Theo tiến sĩ Kegerreis, phát hiện trên cho thấy việc phân tích mẫu từ Mặt Trăng - vốn ít bị thay đổi từ thời nguyên sơ do vệ tinh này không có hoạt động sôi động như Trái Đất - có thể giúp trả lời thắc mắc vĩ đại của nhân loại về cách mà sự sống Trái Đất khởi nguồn.
Bình luận (0)