xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NASA giải mã đốm sáng trắng lạ lùng trên sao Hỏa

L. Thoa (Theo Independent, NASA)

(NLĐO) – Sau khi đốm sáng lạ lùng trên bề mặt sao Hỏa được phát hiện và lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng mạng, NASA đã đưa ra câu trả lời chính thức về hiện tượng bí ẩn này.

 

Bức ảnh chụp ánh sáng trắng đáng nghi ngờ trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: NASA

Bức ảnh chụp ánh sáng trắng đáng nghi ngờ trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: NASA

 

Một “trận mưa” tranh luận và suy đoán về ánh sáng trắng được tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity chụp được trên bề mặt hành tinh đỏ diễn ra trong 2 ngày qua. Một số ý kiến lạc quan cho rằng đây là ánh sáng do người ngoài hành tinh tạo nên trong khi các chuyên gia bước đầu nhận định đây có thể là ánh sáng lấp lánh phản chiếu từ một tảng đá hoặc do sự va chạm các tia vũ trụ.

“Trong hàng ngàn bức ảnh nhận được từ Curiosity, chúng tôi nhìn thấy nhiều tấm xuất hiện ánh sáng trắng như vậy mỗi tuần”, ông Justin Maki từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA – đội trưởng xây dựng và vận hành máy ảnh Navigation Camera của Curiosity – nói.

“Nó được tạo ra bởi sự va chạm các tia vũ trụ hoặc đó chỉ là ánh sáng mặt trời phản chiếu từ các tảng đá, đó là lời giải thích hợp lý nhất”, ông Justin Maki nói.

Chuyên gia này cho biết thêm nếu điểm sáng được chụp vào ngày 2-4 và ngày 3-4 xuất phát từ việc các tảng đá phản chiếu ánh sáng mặt trời thì các tảng đá có thể cách cỗ xe khoảng 160 m.

 

Phi thuyền Curiosity và cận cảnh đốm sáng trong bức hình vừa chụp được.

Phi thuyền Curiosity và cận cảnh đốm sáng trong bức hình vừa chụp được.

 

Tuy nhiên, NASA cũng thừa nhận có chút bất thường trong đốm sáng ở bức hình được lan truyền này.

“Điểm sáng xuất hiện từ mắt phải của Navcam nhưng hình ảnh không xuất hiện trong cùng một giây ở mắt trái máy ảnh. Thông thường, chúng tôi có thể nhanh chóng xác định nguồn đốm sáng trong các bức ảnh dựa vào việc hình ảnh có xuất hiện đồng loạt trong cặp camera hay không. Trong trường hợp này, việc xác định nguồn sáng không đơn giản bởi tầm nhìn bị khuất ở chiếc camera thứ hai trong ngày đầu tiên (ngày 2-4 - PV)”.

Được biết, Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực là một bộ phận nằm trong Dự án Phòng thí nghiệm Khoa học sao Hỏa (MSL) của NASA. Dự án này thiết kế và xây dựng phi thuyền Curiosity và các hoạt động của nó trên sao Hỏa.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu còn lên kế hoạch sử dụng các thiết bị khoa học của Curiosity tìm hiểu về điều kiện sống trong quá khứ và sự thay đổi môi trường tại mỏm đá ở sườn núi Sharp bên trong miệng núi lửa Gale và một số địa điểm khác trên sao Hỏa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo