Đầu năm 2019, các nhà sinh vật đã hết sức vô tình khi cùng lúc 3 loài vật được xác định là tuyệt chủng bỗng dưng "hiện hồn" trở về một cách bí hiểm. Đó là loài rùa mang tên khoa học Chelonoidis phantasticus ở đảo Galápagos, lần cuối cùng xuất hiện trên địa cầu là năm 1906; một loài ong khổng lồ tên Megachile pluto biến mất năm 1980; báo đốm mây Formosan (Neofelis nebulosa brachyura) biến mất năm 1983.
Loài rừa tuyệt chủng bất ngờ "sống dậy" sau hơn 100 năm biến mất - ảnh: Ministry of the Environment/Ecuador
Theo phân tích trên The Conversation của tiến sĩ David Roberts từ Đại học Kent, nguyên nhân có thể do một thời gian nào đó, các sinh vật này đã giảm số lượng đến mức thấp nhất và thay đổi vị trí sống, lẩn lút ở những nơi mà con người, không thể tìm thấy. Chúng "sống dậy từ cõi chết" như một sự tình cờ, khi một nhân chứng trông thấy con vật hay nhìn thấy những mẩu phân, dấu chân của chúng.
Thế nhưng, vào tháng 5, loài gà nước họng trắng Madagasca "sống dậy" sau 136.000 năm tuyệt chủng thực sự cho thấy tiến hóa là một quá trình hết sức ảo diệu.
Gà nước họng trắng Madagasca đã "trở về từ cõi chết" với thân xác cũ, nhưng bản chất là một loài họ hàng - ảnh: Seychelles Islands Foundation
Hồ sơ hóa thạch nó thấy nó tuyệt chủng tại đảo san hô Aldabra của Ấn Độ trước trong một trận đại hồng thủy điều đó hoàn toàn đúng. Câu chuyện "sống dậy" ma quái thực ra bắt nguồn những tổ tiên lâu đời hơn nữa: những con chim biết bay, rời Madagasca tìm đất hứa. Hầu hết chúng đã chết, chỉ còn một nhánh tìm đến Aldabra và tiến hóa thành sinh vật mập mạp đáng yêu, không biết bay tên gà nước họng trắng Madagasca, để rồi chính loài này bị đại hồng thủy xóa sổ lần nữa.
Thế nhưng, trong các vị tổ tiên rời Madagasca năm xưa, còn có một nhánh sống sót ở đâu đó trên trái đất mà không ai biết. Vài ngàn năm sau trận đại hồng thủy, đảo san hô Aldabra hồi sinh, vô tình người họ hàng này đã đáp xuống đúng nơi gà nước họng trắng Madagasca tuyệt chủng. Sau hàng trăm ngàn năm, tạo hóa hài hước đã tiến hóa người họ hàng này thành một sinh vật… y chang loài đã tuyệt chủng. Vậy là, theo một cách đầy huyền hoặc, sinh vật này đã lấy lại thân xác của chúng, nhưng phần "hồn" thực chất là một loài họ hàng.
Dơi mặt nhợt nhạt "đã tuyệt chủng" vẫn sống trong "Thành phố của Thần Khỉ" - ảnh: Trond Larsen
Đến cuối tháng 6, một nhóm nghiên cứu từ Tổ chức Bảo tồn Quốc tế tiếp tục bị sốc khi tiến vào "Thành phố của Thần Khỉ" giữa rừng già Mosquitoia của Honduras, nơi từng tồn tại một nền văn minh bí ẩn 600 năm trước. Thành phố với các cấu trúc đá bí ẩn và pho tượng thần khỉ khổng lồ từng đưa đến ý tưởng cho nhiều cảnh trong phim Cậu bé rừng xanh hay Kingkong này hóa ra là "thánh địa" của… một đàn sinh vật đã tuyệt chủng.
Những sinh vật như dơi mặt nhợt nhạt, bọ hổ, rắn lục voi lông mi dài… đã biến mất ở mọi nơi khác trên thế giới hóa ra vẫn đang sống khỏe trong thành phố bí ẩn này. Có lẽ chúng còn sống khỏe lâu nữa, vì "Thành phố của Thần Khỉ" vốn là một trong những địa điểm kỳ bí nhất thế giới, con người rất gian khổ mới tiếp cận được.
Bình luận (0)