xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo thang máy

Bài và ảnh: Đức Huy

Nhiều sự cố liên quan đến thang máy xảy ra vừa qua, thậm chí có trường hợp dẫn đến tử vong, đã làm cho nhiều người - nhất là những người đang ở tại các chung cư cao tầng - lo lắng

img
Ông Nguyễn Như Trúc đang chỉ vào buồng thang máy bị hư (chung cư An Lộc 2, quận 2 - TPHCM) cho biết từ tháng 10-2011 đến nay, thang máy này vẫn chưa được sửa chữa
Chuyện thang máy bị trục trặc, gây tai nạn hiện nay không còn xa lạ với những người dân sống ở các chung cư cao tầng. Ở một số chung cư, thang máy liên tục bị hư hỏng, trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân.

Trục trặc thường xuyên

Người dân sống tại khu chung cư phục vụ tái định cư An Phúc - An Lộc, quận 2 - TPHCM rất hồi hộp khi phải sử dụng thang máy. Chung cư này có 3 khối nhà cao 15 tầng gồm 700 căn hộ với khoảng hơn 2.000 hộ dân. Ông Nguyễn Như Trúc, Trưởng Ban Quản trị chung cư An Phúc - An Lộc, cho biết khoảng 2 năm gần đây, hệ thống thang máy thường xuyên bị trục trặc. Tại chung cư An Lộc 2, có 3 thang máy (2 thang máy nhỏ để vận chuyển người, 1 thang máy lớn vận chuyển người và hàng hóa) nhưng từ tháng 10-2011, có 1 thang (vận chuyển người) bị hư và đến nay vẫn còn “trùm mền”. Do bị hư 1 thang máy nên vào giờ cao điểm, 2 thang máy còn lại thường xuyên quá tải. Nhiều người dân ở các tầng trên cao đành phải “cắn răng” sử dụng cầu thang bộ. Đơn vị chủ quản chung cư và đơn vị lắp đặt thang máy có xuống xem xét nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục.

Một phụ nữ sống ở lầu 6 chung cư An Lộc 2 bức xúc: “Chúng tôi đóng tiền dịch vụ đầy đủ hằng tháng (165.000 đồng) nhưng hệ thống thang máy ở đây không bảo đảm an toàn. Thú thật, mỗi lần đi thang máy là tôi hồi hộp vì thang thường bị kẹt, hư hoài. Nhiều khi ở tầng 6, tôi muốn xuống tầng trệt nhưng thang “không chịu xuống”, phải bấm lên tầng 7, từ đó thang mới chịu xuống tầng trệt”.

Tại chung cư Hoàng Anh Gia Lai 2, đường Trần Xuân Soạn, quận 7 - TPHCM, hệ thống thang máy cũng thường xuyên bị trục trặc. Chị Thanh Hằng, ở tầng 21, lô B, cho biết thang máy ở đây cứ thay phiên nhau hư. Lô B nơi chị đang ở có 2 thang máy,  thường xuyên có 1 thang bị hư. Hệ thống đèn báo tầng làm việc “ngẫu hứng”, nhiều lần chị nhấn gọi tầng nhưng không có tín hiệu hoặc có tín hiệu thì thang “chết đứng”. Cuối tháng 2-2012 vừa rồi, một người nhà của chị Hằng bị kẹt trong thang máy phải gọi điện thoại cho đội bảo trì đến “giải thoát”…

Thang bị “luộc”   

Một chuyên viên của Hội Chất lượng TPHCM khẳng định chất lượng của thang máy hiện nay “vàng - thau” lẫn lộn. Nhiều trường hợp nhãn hiệu bên ngoài là “xịn” nhưng vật tư bên trong là hàng “trời ơi” (dân trong nghề gọi là “luộc hàng”).  Chuyên viên này cho biết có rất nhiều dạng “luộc hàng” như thay thế inox làm thùng cabin, dùng loại inox mỏng hơn và hệ quả là thùng cabin thang máy khi vận hành có cảm giác bị rung; hay thay vì dùng thanh trượt đúc thì lại thay thế loại khác rẻ tiền hơn, khiến thang máy rất dễ bị kẹt hoặc thang máy hay bị mất tín hiệu, vận hành không đúng theo tín hiệu được chọn do đã dùng những bo điện tử giá rẻ.

Một chuyên gia về lĩnh vực thang máy cho biết nhu cầu sử dụng thang máy hiện nay rất lớn nên bên cạnh những công ty uy tín, hiện có rất nhiều công ty nhỏ tham gia thị trường nên đã phát sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Chỉ cần thay thế vài chi tiết vật tư là giá thành sẽ được kéo giảm rất nhiều. Trung bình một công ty hiện nay sản xuất, lắp đặt khoảng 100-120 thang máy/tháng nên khâu bảo trì, bảo dưỡng đã bị quá tải.

Để thang máy an toàn               

TS Nguyễn Danh Sơn, chuyên ngành máy nâng chuyển và xây dựng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TPHCM), cho biết nếu nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng, hoàn toàn có thể hạn chế đến mức thấp nhất những sự cố thang máy: “Nếu có lắp đặt các thiết bị như bộ hãm bảo hiểm, bộ khống chế vượt tốc… thì thang máy sẽ không bị rơi tự do khi gặp sự cố. Hoặc có lắp nguồn điện dự phòng, trong trường hợp mất điện đột xuất, thang máy sẽ không bị “kẹt”, nguồn điện dự phòng sẽ tự động kết nối giúp thang máy tiếp tục hoạt động và sẽ dừng ở tầng gần nhất…”.          

Ông Đỗ Như Lực, Phó Chủ tịch Hội Chất lượng TPHCM, cho rằng thang máy sử dụng ở các chung cư hay các đơn vị công cộng khác phục vụ số đông người dân nên yếu tố an toàn phải được coi trọng. Do đó, cần có thái độ nghiêm túc hơn trong việc bảo đảm an toàn sử dụng thang máy để tránh những sự cố đáng tiếc như vừa qua. Nên chăng có quy định bắt buộc rõ ràng, chặt chẽ hơn trong hợp đồng cam kết (có giá trị pháp lý) giữa nhà cung cấp - khách hàng - cơ quan chức năng (kiểm định, giám định chất lượng sử dụng) về việc lắp đặt, sử dụng thang máy.\

Thang máy gây thương vong cho nhiều người

- Tháng 8-2009, thang máy ở cao ốc An Lạc, quận Bình Tân - TPHCM bị sự cố làm 13 người bị thương.

- Tháng 2-2010, thang máy tại khách sạn Q.V (Nha Trang) bị sự cố khiến một du khách nước ngoài bị gãy chân.

- Tháng 6-2011, thang máy ở khu du lịch núi Ngũ Hành Sơn (Ðà Nẵng) hỏng, “giam” 23 du khách.

- Tháng 9-2011, một người đàn ông đã thiệt mạng khi nhảy khỏi thang máy bị kẹt giữa tầng 4 và 5 của chung cư CT3, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy - Hà Nội.

- Ngày 16-2-2012, tại Công ty Giày da Khải Hoàn, huyện Bình Chánh - TPHCM, thang máy bị tụt dây cáp làm một công nhân tử vong…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo