Theo ông Mostafa Waziru, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập, đó là một ngôi mộ Hy Lạp - La Mã gồm 2 phần. Một phần nổi trên mặt đất làm bằng đá sa thạch và gạch bùn, phần bên dưới được tạo nên bằng cách khoét thẳng vào đá. Ngôi mộ được mang mã số AGH032, từng bị kẻ trộm mộ cổ đại cướp phá.
Bên trong lăng mộ - Ảnh: Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập
Một phái đoàn Ai Cập và Ý, dẫn đầu bởi giáo sư Ai Cập học và Khảo cổ ọc Patrizia Piacentini từ Đại học Bang Milan và ông Abdel Moniem Said, Tổng Giám đốc Cổ vật Aswwan và Nubia (SCA), đã có cuộc khai quật từ năm 2019 tại Aswan (Ai Cập), theo tờ Acient Origins.
Trước đó đã có 300 ngôi mộ niên đại từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên đến thế kỷ 4 sau Công Nguyên đã được tìm thấy tại đây. Lăng mộ mới được cho là cũng có có niên đại trong khoảng đó.
20 người trong mộ đều là xác ướp, thuộc về 3 gia đình. Thi hài họ được xử lý bằng cách ướp xác truyền thống của người Ai Cập nhưng đơn sơ hơn nhiều so với thi hài của giới quý tộc Ai Cập cổ đại.
Quan tài của họ làm bằng đất sét và các loại đá sa thạch, trong khi mặt nạ danh dự trên quan tài được làm bằng một dạng "bìa carton" màu sắc cổ đại, gồm nhiều lớp sợi hoặc giấy cói được trát dính lại.
Một xác ướp vừa được đưa ra ngoài để nghiên cứu - Ảnh: Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập
Ngôi mộ cũng chứa nhiều xương động vật, mảnh gốm, bàn và đĩa cúng, đã được người cổ đại sử dụng cho các nghi lễ dành cho người chết. Một chiếc vòng cổ đồng có khắc chữ Hy Lạp và vài tấm đá mang chữ tượng hình cũng được kẻ trộm mộ bỏ sót, cung cấp khá nhiều manh mối khảo cổ.
Người Hy Lạp đến Ai Cập sớm nhất vào thế kỷ 7 trước Công Nguyên và đến thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên thì các cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế đã thành lập thành phố Alexandria. Sau đó Ai Cập bị Đến năm 30 trước Công Nguyên, Đế chế La Mã sáp nhập Ai Cập - Vương quốc Ptolemy, từ đó tạo nên một nền văn hóa Hy Lạp - La Mã phức tạp trên đất Ai Cập.
Bình luận (0)