Theo Live Science, đó là những siêu gợn sóng cao tới 16 mét, nằm sâu tới 1.500 mét dưới khu vực Hồ Iatt, phía Bắc Louisiana (Mỹ), có niên đại 66 triệu năm, tức cuối kỷ phấn trắng.
Ảnh đồ họa mô tả vụ va chạm Chicxulub nổi tiếng - Ảnh: NEW SCIENTIST
Đó là một dạng cấu trúc cự thạch khổng lồ, được phát hiện thông qua nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Gary Kinsland từ Trường Khoa học địa chất, Đại học Lousiana tại Lafayette. Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của cấu trúc lạ đã lộ diện trong một cuộc khảo sát của tập đoàn năng lượng Devon Enegy tại khu vực, lập tức được giới khoa học chú ý.
Kích thước và hướng các cấu trúc đá đã tiết lộ chúng được hình thành tiểu hành tinh Chicxulub đâm vào bán đảo Yucatan của Mexico ngày nay, tạo nên một siêu sóng thần mạnh đến nỗi làm "gấp nếp" đáy biển ở nhiều nơi trên thế giới. Cấu trúc ban đầu mong manh vì được tạo nên bởi cát và đất mềm dưới đáy biển, nhưng nằm quá sâu nên không bị phá hủy bởi những cơn bão nhỏ hơn sau đó.
Qua thời gian chúng dần được bồi tụ bởi trầm tích cứng cáp hơn – đá phiến sét, dần dà tạo nên những tảng cự thành khổng lồ. Quá trình địa chất phức tạp sau đó đã mang mảng đáy biển cổ đại này ẩn sâu dưới lòng nước Mỹ.
Bài công bố trên Earth and Planetary Sicence Letters đã cung cấp thêm bằng chứng sống động về cách thảm họa Chicxulub tác động đến địa cầu. Rõ ràng cú tấn công từ ngoài hành tinh đã xáo trộn rất nhiều thứ và việc loài khủng long tuyệt chủng chỉ là một mảnh ghép nhỏ trong chuỗi đại thảm họa.
Bình luận (0)