Báo cáo vừa đăng tải trên The Astronomer's Telegram - một chuyên trang thông báo về các quan sát thiên văn mới nhất. Tín hiệu bí ẩn mang tên FRB 180725A đã "thổi qua" dãy kính thiên văn nằm nép mình trong núi này ở tần số cực thấp - 580 megahertz – thấp hơn bất kỳ sóng vô tuyến nào từng được phát hiện.
Hệ thống kính thiên văn vô tuyến CHIME của Canada - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Nhà thiên văn học Patrick Boyle, tác giả chính của bài báo cáo, cho biết sóng bí ẩn trên có thể xuất phát từ một "vụ nổ năng lượng" ở "không gian sâu", tức một nơi rất xa xôi ngoài vũ trụ, giải phóng nguồn năng lượng lớn, truyền cực nhanh qua hàng nghìn năm ánh sáng.
Các nhà khoa học đang rất quan tâm về việc sóng bí ẩn này đến từ đâu. Bởi lẽ, theo ông Avi Loeb - một nhà khoa học thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu, các sóng vô tuyến vũ trụ có thể có nguồn gốc tự nhiên lẫn nhân tạo.
Nguồn gốc tự nhiên có thể là một vụ nổ của siêu tân tinh, từ một lỗ đen siêu lớn… Nguồn gốc nhân tạo có thể là trí thông minh ngoài trái đất, thứ mà loài người tìm kiếm nhiều năm nay.
Các sóng vô tuyến cực thấp và truyền cực nhanh từ các "vụ nổ năng lượng" trong vũ trụ được gọi chung là Fast Radio Busts (FRBs), vẫn còn là một bí ẩn lớn với con người.
Đó cũng là một trong những lý do Canada lắp đặt hệ thống CHIME – một dãy kính thiên văn vô tuyến cực kỳ hiện đại. Trong vòng 1 năm từ khi được lắp đặt, nó đã vài lần phát hiện FRBs đáng chú ý. Ngay sau khi FRB 180725A được phát hiện, hệ thống CHIME tiếp tục nắm bắt được vài tín hiệu tần số thấp khác.
Bình luận (0)