Theo SciTech Daily, trong quá trình nghiên cứu từ quyển của Trái Đất, các nhà khoa học từ Đại học Hoàng gia Anh đã phát hiện ra một dạng sóng đứng kỳ lạ, có thể xem như một bức tường thành vĩ đại bao bọc lấy Trái Đất.
Sóng đứng (dải màu xanh ngọc) tạo thành một trường thành bền vững bảo vệ Trái Đất - Ảnh: NASA
Trước đây, các nhà khoa học tin rằng khi gió Mặt Trời mang theo các bức xạ có hại ập vào Trái Đất và chạm phải bong bóng từ nguyển, các làn sóng năng lượng từ mặt trời sẽ bị năng lượng từ Trái Đất đẩy trượt theo bề mặt "bong bóng" thành các gợn sóng, nhẹ nhàng chuyển hướng khỏi trúng hành tinh.
Nhưng nghiên cứu mới này, dựa trên những dữ liệu đầy bất ngờ từ vệ tinh THEMIS của NASA, nhận thấy sóng năng lượng của từ quyển Trái Đất còn một loại mạnh mẽ hơn nhiều: chúng đi ngược lại với các sóng từ gió Mặt Trời. Ở một vị trí đủ an toàn cho mặt đất, hai làn sóng trái chiều tạo thành một vùng "đứng yên" ngoạn mục, như một bức tường thành vững chắc và vô hình bao bọc lấy hành tinh.
Sóng đứng tồn tại song song với những làn sóng đưa gió Mặt Trời trượt theo bề mặt "bong bóng từ quyển", nhưng bền vững hơn và có các tác động tiềm tàng đến vành đai bức xạ, tầng điện ly cũng như hiện tượng cực quang của Trái Đất.
Còn một cách phát hiện ra lớp sóng đứng này nữa chính là cách nó tạo ra âm thanh. Khi chuyển đổi dữ liệu của THEMIS thành dạng âm thanh, các nhà khoa học nghe được lớp sóng đứng tạo ra âm thanh mạnh nhẹ tùy thuộc vào từng đợt gió Mặt Trời ập vào Trái Đất, như một mặt trống rung động để rồi nhanh chóng lấy lại trạng thái cân bằng sau những cú tấn công mạnh của Mặt Trời.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communication.
Bình luận (0)