Theo Sci-News, khi các tiểu hành tinh hoặc sao chổi lớn va chạm với Trái Đất non trẻ, nó sẽ tạo ra năng lượng giải phóng các vật liệu đá tan chảy và bốc hơi trong vỏ Trái Đất. Các giọt đá nóng chảy bị bắn tung lên này sau đó sẽ ngưng tụ, đông đặc và rơi trở lại Trái Đất, tạo nên những hạt "thủy tinh thiên thạch" hay "quả cầu va chạm" rải rác khắp nơi.
Cảnh quan Trái Đất trong liên đại Thái Cổ - Ảnh: SwRI / Dan Durda / Simone Marchi.
Nghiên cứu vừa công bố tên tạp chí khoa học Nature Geoscience, được dẫn đầu bởi giáo sư Nadja Drabon từ Khoa Khoa học địa chất của Đại học Stanford (Mỹ) đã xác định được nhiều lớp mỏng và rời rạc chứa đầy thủy tinh thiên thạch trong vỏ Trái Đất, có tuổi đời từ 2,4 đến 3,5 tỉ năm.
Theo Science Alert, đó là bằng chứng cho thấy thời kỳ này - thuộc liên đại Thái Cổ (Archean) - địa cầu đã bị tấn công liên tục bởi các "thế lực ngoài hành tinh". Hồ sơ địa chất cho thấy từ đầu liên đại Thái Cổ (khoảng 4 tỉ năm trước), nồng độ oxy trong khí quyển đã bắt đầu có sự da tăng, nhờ hành tinh dần cân bằng các quá trình sản xuất và loại bỏ oxy.
Tuy nhiên sau đó cả tỉ năm, oxy không tăng nổi đến mức phù hợp cho sự sống do các cuộc tấn công ngoài hành tinh đã làm chậm quá trình tiến hóa khí quyển. Các vật thể có đường kính hơn 10 km thừa sức là lượng oxy khan hiếm trong bầu khí quyển sơ khai bị tiêu thụ hóa học, tức bị "đốt" gần hết bởi vụ va chạm.
Vì vậy cho dù suốt thời kỳ đó, nhứng sinh vật đầu tiên sống trên hành tinh như vi khuẩn lam cố sức tạo ra oxy, nó vẫn không đủ để tạo ra mức vừa đủ để cuộc sống tiến hóa tới các cấp độ cao hơn. "Theo thời gian, các vụ va chạm ngày càng ít thường xuyên hơn và nhỏ đi, giúp nồng độ oxy của Trái Đất thay đổi đáng kể. Sau Sự kiện Oxy hóa lớn, địa cầu dần lên đường biến thành hành tinh hiện tại" - các tác giả giải thích.
Bình luận (0)