Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư David Martill, nhà cổ sinh vật học từ Trường Môi trường, địa lý và khoa học địa chất thuộc Đại học Portsmouth (Anh), thứ họ tìm được là một lá phổi và một ít xương nằm trong một khối phốt phát, được bồi đắp bởi thạch cao và có bề mặt óng ánh như sơn mài. Mẫu vật tuyệt đẹp được khôi phục từ trầm tích kỷ Phấn Trắng ở địa điểm Oued, Morocco.
Thủy quái coelacanth thời hiện đại - Ảnh: LIVE SCIENCE
Bài công bố trên tạp chí Cretaceous Research cho biết đó là phần còn lại của loài cá mang tên "coelacanth", xuất hiện trong kỷ Devon (419,2 đến 358,9 triệu năm về trước).
Hóa thạch vừa được tìm thấy - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Đó là một thủy quái khổng lồ với chiều dài cơ thể 3,65-5,52m, tương đương cá mập trắng lớn ngày nay, và là loài cá xương lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Trái Đất. Nó có bộ xương động đáo với các phiến xương mỏng quây lại như một cái thùng thay vì tỏa ra 2 bên từ xương sống như các loài cá ngày nay
Nói trên Live Science, các tác giả cho biết mẫu vật đặc biệt này có niên đại đúng vào khoảng thời gian nó được cho là "tuyệt chủng giả", tức 66 triệu năm về trước, cùng lúc với loài khủng long. Họ cũng mong đợi nó lý giải được phần nào về sự hồi sinh kỳ lạ năm 1938. Một ngư dân Nam Phi đã bắt được con đầu tiên trong tình trạng... sống khỏe. Tuy nhiên những con coelacanth ngày nay chỉ dài tối đa được 2 m.
Bình luận (0)