Phiến đá chứa hóa thạch sinh vật nhỏ bé, như "từ trên trời rơi xuống" này được tìm thấy tận năm 1899 trên một hòn đảo thuộc xứ Scotland (Vương Quốc Anh), nhưng mãi đến nay, giá trị đáng kinh ngạc của nó mới được hé lộ.
Bằng một kỹ thuật mới gọi là "đồng hồ phân tử", giúp đo đạc tuổi của hóa thạch dựa rên tốc độ đột biến của DNA, các nhà khoa học đã choáng váng biết được mẫu vật họ đã bỏ quên suốt 120 năm này có tuổi đời lên đến 425 triệu năm, và chính là sinh vật có tuổi đời cao nhất trong các loài sống trên cạn từng được tìm thấy.
Cận cảnh sinh vật trên cạn đầu tiên của trái đất - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Sinh vật này là mang danh pháp khoa học Kampecaris obanensis, là một chi tuyệt chủng thuộc phân ngành myrapod – động vật nhiều chân, thuộc ngành Chân khớp, mà các đại diện hiện đại chính là những con rết, cuốn chiếu…
Với tuổi đời vừa được xác kẻ chinh phục lục địa đầu tiên, dũng cảm rời bỏ đại dương để đi tìm miền đất mới. Các hồ sơ cổ sinh vật học cho thấy chúng đã tiến hóa nhanh chóng, lan tràn từ các thung lũng giữa vùng đồi núi cho đến đồng bằng, rồi hiện diện khắp thế giới.
Chỉ 20 triệu năm sau sự hiện diện của sinh vật này, thế giới đã ngập tràn những động vật chân đốt như côn trùng, nhện, và cả họ hàng rết của loài myrapod cổ xưa này. Những sinh vật này tuy chậm chân nhưng đã nhanh chóng thống trị, và có thể là nguyên nhân khiến những con vật lên mặt đất đầu tiên này tuyệt chủng.
Các nhà khoa học, đứng đầu bởi tiến sĩ địa chất Michael Bookfield từ Đại học Texas và Đại học Massachusetts ở Boston (Mỹ) cho biết họ còn thử kỹ thuật đồng hồ phân tử lên trầm tích thực vật ở Scotland, và cũng phát hiện ra những thực vật xưa hơn thực vật của bất kỳ đâu trên thế giới tận 75 triệu năm. Rất có thể, miền đất này là "cố hương" của mọi sự sống mặt đất sơ khai.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Historical Biology.
Bình luận (0)