xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sức mạnh của nước mắt: Tạo ra… điện

A. Thư (Theo Newsweek)

(NLĐO) - Nước mắt thường được ví von như một vũ khí của phụ nữ, còn các nhà khoa học Ireland thì chứng minh sức mạnh của nó theo nghĩa đen: Sản xuất điện từ nước mắt.

Công trình nghiên cứu của Đại học Limerick (Ireland) đã tìm ra nguồn năng lượng sinh học độc đáo từ lysozyme – một loại protein dễ dàng tìm thấy trong nước mắt con người và lòng trắng trứng gà.

Sức mạnh của nước mắt: Tạo ra… điện - Ảnh 1.

Nước mắt thực sự sở hữu một năng lượng kỳ diệu, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng . Ảnh: INTERNET

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Applied Physical Letters này đã được tiến hành bằng cách kết tinh lysozyme bằng nhiệt, sau đó sử dụng một thiết bị truyền động để tạo ra áp suất. 

Bản chất lysozyme có hiệu ứng áp điện, tức có thể chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng điện và ngược lại. Các nhà khoa học đã lợi dụng tính chất này để tạo ra dòng điện từ áp suất nêu trên.

Dòng điện được sinh ra không phải là quá lớn nhưng nó đủ để vận hành nhiều thiết bị y tế, như những chiếc máy tạo nhịp tim được cấy vào cơ thể con người. Đây chính là điều khiến mọi người trông đợi từ nghiên cứu. 

Bấy lâu nay, các thiết bị y học được cấy vào cơ thể được sử dụng pin truyền thống, tức đưa người bệnh đến một tỉ lệ nguy cơ nhiễm trùng nhất định. Còn năng lượng sinh học được tạo ra từ protein lysosome thì an toàn hơn rất nhiều.

Ngoài ra, loại protein này còn có thể được ứng dụng để tạo ra một lớp phủ kháng khuẩn cho các thiết bị y tế bởi đặc tính kháng khuẩn rất tốt của nó. 

Điều này rất có lợi bởi thiết bị y tế - vốn là một "dị vật" đối với cơ thể - cũng là một nguồn có thể dẫn đến nhiễm trùng và các phản ứng bất lợi khác bên cạnh sự cần thiết của nó để duy trì cuộc sống bệnh nhân.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm một số yếu tố sinh học khác như gỗ, xương, gân, móng tay… nhưng lysozyme vẫn là lý tưởng nhất. 

Do nước mắt con người có hạn nên các nhà khoa học đã chiết xuất lysozyme chủ yếu từ lòng trắng trứng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo