Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Trung tâm Vật lý không gian Harvard – Smithsonian (Mỹ), đó có thể là lỗ đen "quái vật" (lỗ đen siêu khối) xa nhất từng được biết đến bởi một tia X. Sci-tech Daily cho biết thứ phát ra tia X khủng khiếp đó là một quasar (chuẩn tinh), thứ nhìn thì tỏa sáng như sao, nhưng thực chất là một lỗ đen sáng chói bởi liên tục nuốt vật chất và tạo ra các tia vũ trụ cực mạnh.
Lỗ đen quái vật gây ngạc nhiên này thực ra là hình ảnh của quá khứ 12,7 tỉ năm trước - Ảnh
Điều đặc biệt này là lỗ đen thuộc về một "thiên hà trẻ" cách chúng ta 12,7 tỉ năm ánh sáng. Vì thế có thể nói tia X mà Chandra ghi nhận được là một tín hiệu xuyên không – thời gian. Không những phải đi qua quãng thời gian vô tận 12,7 tỉ năm ánh sáng (tương đương 120 nghìn tỉ tỉ km), tín hiệu này cũng mất tới 12,7 tỉ năm để đến được Trái Đất. Như vậy, "thiên hà trẻ" với lỗ đen quái vật đang tích cực hoạt động này thực chất là hình ảnh của… 12,7 tỉ năm về trước. Bây giờ chúng đều đã rất già và có thể đã "chết".
Như vậy, lỗ đen PSO J352.4034-15.3373 (viết tắt là PJ352-15) trở thành một báu vật thật sự bởi là "cửa sổ" để các nhà nghiên cứu nhìn về buổi bình minh của vũ trụ. Họ cho biết đây là luồng tia X dài nhất đã quan sát được trong vòng 1 tỉ năm đầu tiên sau vụ nổ Big Bang. Họ kỳ vọng có thể tìm hiểu làm sao mà một vật thể to và mạnh mẽ như thế có thể hình thành trong vũ trụ cổ đại, thứ gì đã tạo ra nó và nó sẽ tiến hóa như thế nào.
Nghiên cứu vừa công bố trên The Astrophysical Journal còn có sự hợp tác của Viện Max Planck về Thiên văn học (Heidelberg, Đức) và Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (Mỹ).
Bình luận (0)