xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tàu vũ trụ châu Âu - Nhật thu được “tiếng hát” lạ từ Sao Thủy

Anh Thư

(NLĐO) - Trong các chuyến bay ngang Sao Thủy, tàu vũ trụ BepiColombo của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã bắt được sóng plasma "ca hát" bí ẩn.

Nhóm nghiên cứu Nhật Bản - Pháp dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Mitsunori Ozaki từ Đại học Kanazawa (Nhật Bản) đã phát hiện ra hiện tượng độc đáo khi phân tích dữ liệu từ công cụ nghiên cứu từ quyển MIO của BepiColombo.

Theo Science Alert, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng rõ ràng về các sóng kỳ lạ, mà nếu được chuyển đổi thành tần số phù hợp với tai người, có thể nghe như tiếng ríu rít và tiếng huýt sáo, y hệt ai đó đang cố hòa điệu cùng tiếng chim hót.

Tàu vũ trụ châu Âu - Nhật thu được “tiếng hát” lạ từ Sao Thủy - Ảnh 1.

Tàu vũ trụ BepiColombo và Sao Thủy - Ảnh: ESA/JAXA

Dạng sóng đó được gọi là "sóng đồng ca", mà các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ Sao Thủy có thể sở hữu.

Đó chắc chắn không phải tiếng hát, tiếng huýt sáo của con người hay tiếng chim thực sự. Song đồng ca xảy ra khi các electron giàu năng lược bị mắc kẹt trong từ quyển một hành tinh, chuyển động xoắn ốc theo các đường sức từ và tạo ra sóng trong plasma.

Sóng đồng ca ở Sao Thủy rất khác biệt so với hầu hết các thiên thể khác: Chúng chỉ xuất hiện ở một phần nhỏ của từ quyển, trong một vùng hình nêm gọi là "khu vực bình minh".

Điều này cho thấy hành tinh này có một số cơ chế vật lý đặc biệt, thúc đẩy sóng đồng ca ở khu vực này và lại triệu tiêu ở các khu vực khác.

Nhóm nghiên cứu cho biến khám phá quan trọng này có thể làm sáng tổ môi trường từ tính quanh Sao Thủy và cách mà gió Mặt Trời định hình từ trường của các hành tinh nói chung.

Các nhà khoa học hy vọng sẽ thu thêm được nhiều "tiếng hát" và dữ liệu khác về hành tinh độc đáo này hơn nữa khi BepiColombo thực sự đi vào quỹ đạo Sao Thủy và hoạt động ổn định.

Hiện tàu vũ trụ này chỉ mới thực hiện các chuyến bay qua Sao Thủy, một quá trình sẽ mất đến vài năm trước khi nó có thể đến được vị trí phù hợp để chính thức quay quanh quỹ đạo hành tinh.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo