"Thế giới bị thất lạc" được mô tả chi tiết thông qua chuỗi 22 bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học Quaternary Science Reviewexamines là một đồng bằng rộng lớn với thảm thực vật đa dạng và vô số tàn tích của những loài người đã tuyệt chủng. Tuy nhiên ngày nay, do mực nước biển đã thay đổi sau 200.000 năm, hầu hết thế giới lạ lùng này đã bị chìm dưới nước.
"Thế giới bị thất lạc" được tái hiện trong ảnh trái theo góc nhìn từ một hang động tại Pinnacle Point (Nam Phi) và bức ảnh bên phải chụp vùng ven biển hiện tại - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Địa điểm khảo cổ được đặt tên Palaeo-Agulhas. Nhóm khoa học gia liên ngành cổ sinh, bao gồm nhiều chuyên gia cổ sinh vật học, nhân chủng học, địa vật lý… đứng đầu bởi tiến sĩ Curtis Marean, Viện trưởng Viện Nguồn gốc con người (Đại học Arizona, Mỹ) đã thu nhập trong nhiều năm các bằng chứng trực tiếp đang bị chôn vùi dưới biển, cũng như một số thứ được lưu giữ trong các hang động ven bờ.
Khó khăn lớn nhất là công đoạn lặn sâu dưới biển để khảo sát địa vật lý cũng như tìm lại dấu tích của nhiều khu định cư cổ đại.
Sau đó, họ dùng mô hình máy tính để tái hiện lại thế giới bị thất lạc để tái hiện lại "thế giới bị mất". Đồng bằng Palaeo-Agulhas hiện ra với các đặc điểm rất đặc trưng của địa hình thảm xanh chen hoang mạc của châu Phi, hệ động thực vật cực kỳ phong phú. Tuy không nằm dưới nước, nhưng nó vẫn nằm ven biển cổ đại. "Những thực phẩm độc đáo tập hợp từ đất và biển ở đây đã nuôi dưỡng các nền văn hóa phức tạp. Đây là một bến cảng an toàn cho con người trong các chu kỳ băng hà cổ đại. Khi ấy, phần còn lại của thế giới không thích hợp với cuộc sống của con người - tác giả chính Curtis Marean cho biết.
Theo các nhà khoa học, thế giới bị thất lạc này là một địa điểm khảo cổ khổng lồ và phong phú cả về mặt địa lý và khoa học cổ sinh, đóng góp nhiều bằng chứng quan trọng cho các mốc tiến hóa của nhân loại.
Bình luận (0)