xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tia laser lạ bắn qua đỉnh Phú Sĩ: Lý giải "băng giá" từ Nhật Bản

Anh Thư

(NLĐO) - Những tia laser màu xanh lục bí ẩn bắn qua bầu trời đầy mây đã được ghi lại bởi camera phát hiện chuyển động của nhà khoa học đến từ Bảo tàng TP Hiratsuka - Nhật Bản.

Tia laser lạ được ghi nhận từ ngày 16-9-2022 và vẫn là một bí ẩn cho đến gần đây, khi ông Daichi Fujii, người phụ trách Bảo tàng TP Hiratsuka và cũng chính là chủ nhân của những chiếc camera phát hiện chuyển động tự chế được lắp đặt gần núi Phú Sĩ.

Tia laser lạ bắn qua đỉnh Phú Sĩ: Lý giải băng giá từ Nhật Bản - Ảnh 1.

Tia laser bay xuyên qua bầy trời đầy mây gần đỉnh núi Phú Sĩ - Ảnh: Daichi Fujii

Ông Fujii bắt đầu hoài nghi khi thấy không chỉ một mà tới nhiều tia laser lạ khác nhau. Phân tích kỹ hơn dữ liệu, một chấm sáng nhỏ màu xanh lá cây cũng xuất hiện trong thời gian ngắn giữa các đám mây dày đặc. Và ông đã có một phát hiện "ớn lạnh", chuyên san khoa học SciTech Daily cho biết.

Cách chơi chữ này nhắm đến "chiến binh băng giá" ICESat-2 của NASA.

Sau khi tiếp nhận thông tin, nhóm điều hành ICESat-2 và xem xét đó đúng là tia laser từ thiết bị của họ.

Theo nhà khoa học thiết bị ICESat-2 Tony Martino từ Trung tâm Chuyến bay vũ trụ Goddard của NASA, đây là lần đầu tiên nhóm ICESat-2 nhìn thấy cảnh quay các chùm tia laser từ vệ tinh này truyền từ quỹ đạo đến tận mặt đất.

"Để nhìn thấy tia laser, bạn phải ở đúng nơi, đúng thời điểm và có các điều kiện thích hợp" - ông Martino nói.

Tia laser băng giá cắt qua bầu trời Nhật Bản - Clip:Daichi Fujii

Gọi là "chiến binh băng giá" vì ICESat-2 tên đầy đủ là "Vệ tinh Băng, mây và độ cao đất 2", một thiết bị sử dụng công nghệ lidar dùng tia laser thám sát tình trạng băng từ Greenland đến Nam Cực, các vùng biển đóng băng xác định độ cao của các hồ chứa nước ngọt, lập bản đồ các vùng nông ven biển...

Tia laser này tuy rất mạnh nhưng không gây hại cho con người, rất khó để quan sát. Khi nó đi qua gần núi Phú Sĩ, nhà khoa học Nhật Bản đã rất may mắn khi bầu trời tồn tại hai lớp mây mỏng để tán xạ ánh sáng theo cách mà ông đã quan sát được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo