Theo Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), các tiểu hành tinh mới này, được gọi là 203 Pompeja và 269 Justitia, giống với các vật thể xuyên sao Hải Vương được tìm thấy bên ngoài hành tinh thứ 8 của hệ Mặt Trời, nhưng đỏ hơn bất cứ thứ gì họ từng quan sát trước đó.
Tiểu hành tinh đỏ - Ảnh minh họa từ New York Times\
Chính màu đỏ đặc biệt này tiết lộ rằng chúng rất có thể có nguồn gốc từ bên ngoài hệ Mặt Trời, đã bắt đầu xâm nhập vào thế giới của chúng ta từ những ngày sơ khai, để rồi di chuyển dần đến vị trí ngày nay.
Theo Daily Mail, dữ liệu thu thập được từ những tảng đá không gian khổng lồ này còn cho thấy bề mặt của chúng chứa chất hữu cơ phức tạp. "Để có những chất hữu cơ này, ban đầu bạn cần phải có nhiều băng trên bề mặt. Chúng phải được hình thành trong môi trường rất lạnh, sau đó được chiếu xạ khi tiến gần Mặt Trời, từ đó phản ứng hóa học và tạo nên chất hữu cơ" – tiến sĩ Michael Marsser từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
NASA giải thích thêm rằng trong thời kỳ đầu của hệ Mặt Trời, các hành tinh không nằm ở vị trí hiện tại. Sao Hải Vương, Sao Thiên Vương và Sao Thổ đã di chuyển dần ra phía ngoài, trong khi Sao Mộc hình thành ở nơi rất xa thì lại "chạy ngược" vào trong và trở thành hành tinh thứ tư, kéo theo việc nhiều vật thể nhỏ bị kéo từ ngoài rìa hệ Mặt Trời vào vành đai tiểu hành tinh. Lý thuyết này gọi là "mô hình Nice".
Mô hình Nice cũng đưa ra giả thuyết về hành tinh thứ 9 của hệ Mặt Trời, cũng theo cuộc di cư này di chuyển ra rất xa và có thể đã bị văng khỏi hệ Mặt Trời, hoặc ẩn nấp đâu đó trong vùng tối bên ngoài Sao Hải Vương.
JAXA cho rằng khám phá này đã cung cấp bằng chứng mới cho thấy các vật thể hình thành ở rìa ngoài của hệ Mặt Trời đã du hành đến vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Mộc và Sao Hỏa, và cũng là điều củng cố thêm cho mô hình Nice nổi tiếng.
Bình luận (0)