Tờ Phys.org dẫn lời tiến sĩ Kaitlyn Loftus, từ khoa Khoa học Trái Đất và hành tinh, Trường Kỹ thuật và khoa học ứng dụng Harvard John A. Paulson (SEAS - Mỹ): "Vòng đời của các đám mây thực sự quan trọng khi chúng ta nghĩ về khả năng sinh sống của một hành tinh. Nhưng mây và lượng mưa thực sự quá phức tạp để mô hình hóa hoàn toàn. Chúng tôi đang tìm những cách đơn giản hơn để hiểu các đám mây phát triển".
Mưa trên mặt trăng Titan của Sao Thổ - Ảnh đồ họa từ NASA
Theo Sci-News, nghiên cứu chỉ ra rằng các giọt mưa có thể giống nhau một cách kỳ lạ trên những hành tinh khác nhau đáng kể. Tuy nhiên chính "hành vi" đặc trưng của giọt mưa trên từng hành tinh sẽ tiết lộ về khí hậu cổ đại cùng những biến chuyển liên quan đến khả năng tạo ra sự sống của hành tinh đó.
Theo đó, vùng "Goldilocks", tức "vùng sống được" liên quan đến giọt mưa sẽ thể hiện qua 3 đặc tính: hình dạng rơi, tốc độ rơi và tốc độ bay hơi của giọt mưa. Hình dạng giọt chủ yếu phụ thuộc vào độ nặng của giọt mưa đó. Tốc độ rơi phụ thuộc vào hình dạng giọt cũng như trọng lực và độ dày của không khí xung quanh. Tốc độ bay hơi thì chịu ảnh hưởng của thành phần khí quyển, áp suất, nhiệt độ, độ ẩm tương đối…
Vì thế khi phân tích được giọt mưa của một hành tinh, các nhà khoa học có thể thu thập được vô số thông tin chuẩn xác về môi trường và khí hậu của nó, từ đó đánh giá khả năng sinh sống.
Ngoài ra, chỉ việc giọt mưa có thể chạm tới bề mặt của hành tinh cũng đã là "cánh cửa sự sống" của thế giới đó, bởi điều đó cho thấy nước lỏng có khả năng tồn tại.
Theo phó giáo sư Robin Wordsworth từ SEAS, một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, phát hiện này không chỉ cung cấp một phương thức tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh dễ dàng hơn đối với các thiên thể lân cận, mà còn có thể được ứng dụng để nghiên cứu khí hậu Trái Đất.
Bình luận (0)