Theo nghiên cứu mới nhất của NASA, lực hấp dẫn từ các vệ tinh tự nhiên có thể tạo ra những chuyển động, va chạm trong lòng các đại dương, tạo ra nhiệt đủ duy trì chúng ở trạng thái lỏng bên dưới lớp băng bề mặt của các hành tinh này. Ở đâu có nước, ở đó rất có thể có sự sống.
Có những đại dương ẩn chứa sự sống bên dưới lớp băng bề mặt của sao Hải Vương, Diêm Vương? -ảnh: NASA
Ví dụ, sao Hải Vương trước đây được biết đến có nhiệt độ bề mặt dưới 200 độ C, tức quá lạnh để giữ nước ở trạng thái lỏng. Tuy nhiên, những bằng chứng mới thu thập được cho thấy có một lớp nước tồn tại dưới lớp vỏ băng.
Cách đây ít lâu, sau khi hình ảnh những ngọn núi băng, sống băng trên bề mặt sao Diêm Vương được ghi nhận, nhiều nhà khoa học cho rằng bên dưới chúng vẫn còn những đại dương tồn tại dưới trạng thái lỏng và đủ ấm áp cho sự sống phát triển.
Các hành tinh này cũng sở hữu những vệ tinh tự nhiên – những mặt trăng tương tự trái đất, đủ để tạo ra thủy triều. Các mặt trăng cũng tiếp tục được sinh ra sau các lần thiên thể lớn và chạm, đẩy vật liệu vào quỹ đạo của hành tinh đó. Những sự va chạm thiên thể này cũng tạo ra ma sát, giải phóng nhiệt và làm nóng thủy triều, gọi là hiện tượng "gia nhiệt thủy triều" với các bằng chứng được ghi nhận.
Các nhà khoa học tìm thấy những dấu tích của đại dương lỏng khi phân tích bề mặt sao Diêm Vương - ảnh: NASA
Theo nhà nghiên cứu Joe Renaud (Đại học George Mason, bang Virginia - Mỹ), trong tương lai, rất có thể hiện tượng gia nhiệt thủy triều giúp các đại dương bị chôn vùi tiến gần hơn bề mặt hành tinh và các phương tiện quan sát có thể tiếp cận chúng.
Hiện tượng gia nhiệt thủy triều này cũng làm tăng số lượng các "lỗ thông hơi thủy nhiệt" trên các hành tinh băng giá, từ đó cung cấp nguyên liệu cho sự sống. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục đào sâu nghiên cứu về các đại dương này với hy vọng tìm ra dấu hiệu rõ ràng của cuộc sống ngoài trái đất.
Bình luận (0)