Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience đã đưa ra một bức chân dung hoàn toàn xa lạ về hình ảnh trái đất: một hành tinh được bao phủ hoàn toàn với đại dương vô tận, không có đất liền, y hệt bộ phim khoa học viễn tưởng đình đám "Waterworld" của hãng Costner.
Trái đất từng bao phủ bởi một đại dương duy nhất, không có lục địa - ảnh minh họa từ Cronodon
Nhóm khoa học gia đứng đầu bởi tiến sĩ Benjamin Johnson, trợ lý giáo sư tại khoa Khoa học địa chất và khí quyển, Đại họng Bang Iowa (Mỹ) đã nghiên cứu đá ở một khu vực hẻo lánh ở Tây Bắc nước Úc, nơi bảo tồn lớp vỏ đại dương cổ xưa với hệ thống thủy nhiệt lên tới 3,2 tỉ năm tuổi.
Được bảo quản trong trầm tích này là dấu vết của nước biển cổ đại mang các đồng vị khác nhau của oxy. Mối quan hệ giữa các đồng vị này giúp các nhà khoa học giải mã sự biến đổi của nhiệt độ đại dương cổ đại và khí hậu toàn cầu.
Thế nhưng, các nhà khoa học đã phát hiện ra đều bất ngờ sau khi phân tích hơn 100 mẫu trầm tích đó là nồng độ oxy-18 rất cao. Thông thường, các lục địa sẽ lọc oxy-18 trong đại dương nên nó luôn hiện hữu ít hơn một đồng vị khác là oxy-16. Thế nhưng tỉ lệ ngược lại và chênh đến bất thường giữa 2 đồng vị này cho thấy vào thời điểm đó, không thể có lục địa nào cả!
Nói cách khác, vào 3,2 tỉ năm về trước, toàn bộ bề mặt trái đất là đại dương. Toàn bộ sinh vật trái đất lúc đó chỉ là những vi khuẩn bé nhỏ và hệ thống thủy nhiệt chính là các "trang trại sự sống".
Rất lâu sau đó, các mảng kiến tạo mới đẩy các khối đất đá khổng lồ lên cao, phá vỡ các bề mặt biển và hình thành các lục địa.
Bình luận (0)