Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Geophysical Research: Planets phát hiện ra rằng "Great Red Spot", siêu bão tồn tại đã hàng thế kỷ trên Sao Mộc, đã liên tục bị các cơn bão nhỏ hơn tấn công, làm bong các mảng mây đỏ và suy yếu bớt. Nhưng chưa thứ nào đủ mạnh để ngăn cản "quái vật" này: mọi cơn bão nhỏ tấn công đều nhanh chóng bị nó nuốt chửng.
HÌnh ảnh siêu bão màu đỏ với một dải mây bị bong ra do bão nhỏ tấn công - Ảnh: JUNO/NASA
Giáo sư Agustín Sánchez-Lavega từ Đại học Basque County ở Bilbao (Tây Ban Nha), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết độ xoáy dữ dội của Great Red Spot cùng với kích thước và độ sâu lớn của nó đã giúp cơn bão tồn tại lâu dài. Không chỉ đánh tan các kẻ tấn công nhỏ bé, siêu bão màu đỏ này còn là một "quái vật ăn thịt": nó thu năng lượng quay của các cơn bão nhỏ đó để phục hồi sau thương tổn. Tuy suy yếu, nhưng tốc độ quay của nó tăng lên.
Trước đó, quá trình siêu bão màu đỏ bị tấn công, làm bong một mảng mây đỏ đã được ghi lại chuẩn xác bởi tàu vũ trụ Juno của NASA đang làm nhiệm vụ trên Sao Mộc, tờ Space cho biết.
The Sci-tech Daily, từ lâu người ta đã biết Great Red Spot đã suy yếu, bị thu hẹp dần trong 150 năm qua, giảm từ bề ngang khoảng 40.000 km năm 1879 xuống 15.000 trong hiện tại, nhưng đây là lần đầu tiên một trong các nguyên nhân được hé lộ.
Siêu bão màu đỏ này vẫn là mục tiêu được chăm sóc của NASA, bởi nó có thể là đường dẫn vào biển mây mênh mông của gã khổng lồ Sao Mộc, một hành tinh mà NASA cho rằng vẫn có khả năng sở hữu một dạng sự sống kỳ lạ.
Bình luận (0)