Theo Sci-News, hiện tượng lạ được ghi nhận bởi kính thiên văn khảo sát ATLAS của NASA, một công cụ chuyên theo dõi các tiểu hành tinh nhằm mục tiêu phòng thủ Trái Đất. Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Henry Hsieh từ Viện Khoa học hành tinh kết luận rằng hoạt động bất thường của tiểu hành tinh là sự thăng hoa của vật chất băng giá.
Các hình ảnh cho thấy ''tiểu hành tinh'' 2005 QN137 đang hoạt động như sao chổi - Ảnh: ATLAS
Điều đó có nghĩa, thứ được gọi là ''tiểu hành tinh'' bấy lâu nay vừa tự tạo ra quầng coma, tức ''đầu sao chổi'', và kéo theo đó là một chiếc đuôi đá bụi y như sao chổi.
"Nó phù hợp với các định nghĩa vật lý về một sao chổi ở chỗ nó là băng giá và đang phóng bụi vào không gian, mặc dù nó có quỹ đạo của một tiểu hành tinh. Tính hai mặt này và sự xóa nhà ranh giới giữa tiểu hành tinh và sao chổi khiến vật thể này trở nên thú vị'' - các tác giả giải thích.
Chiếc đuôi của 2005 QN137 rất hẹp, cho thấy vật chất trôi ra khỏi vật thể chính rất chậm, yếu hơn các sao chổi thông thường rất nhiều. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thứ gì là thủ phạm của hiện tượng ''biến hình'' và giải phóng vật chất này.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters, vật thể kỳ lạ này nên được công nhận là sao chổi lẫn là tiểu hành tinh. Trước đó, có khoảng 20 vật thể bị nghi ngờ có sự biến đổi kỳ lạ như thế, nhưng 2005 QN137 là tiểu hành tinh - sao chổi đầu tiên được phân tích rõ ràng.
Bình luận (0)