Ảnh: Live Science
Góc nghiêng của Trái đất và lực hút của mặt trăng, mặt trời, cùng với các hiện tượng tự nhiên gây tác động lớn như động đất, núi lửa, thủy triều lớn đã ảnh hưởng đến vòng quay, khiến Trái đất quay chậm hơn 1 giây. Thay vì mất 86.400 giây để quay quanh trục như bình thường, Trái đất sẽ mất 86.401 giây để hoàn thành vòng quay.
Còn thời gian Nguyên tử Quốc tế TAI lại được duy trì bằng hàng trăm đồng hồ nguyên tử trên thế giới và phải tới 300 triệu năm, đồng hồ nguyên tử mới chậm 1 giây.
Như vậy, việc thêm 1 giây nhuận vào giúp đồng bộ hóa giữa thời gian xoay của Trái đất với đồng hồ nguyên tử.
Như ngày bình thường, đồng hồ sẽ từ 23:59:59 sang 00:00:00 của ngày hôm sau. Nhưng vào ngày 30-6, một phút cuối ngày sẽ có 61 giây và đồng hồ sẽ từ 23:59:59 sang 23:59:60 trước khi sang 00:00:00 của ngày hôm sau.
Giây nhuận này được các nhà khoa học đặt ra như một tiêu chuẩn quốc tế vào năm 1972 và từ đó đến nay đã có 25 lần bổ sung thời gian. Lần gần đây nhất là vào năm 2012 và đã gây nhiều rắc rối cho hệ thống máy tính cùng các trang mạng Reddit, LinkedIn, Gizmodo và FourSquare.
Có thể sự kiện thời gian kéo dài thêm 1 giây này không ảnh hưởng gì nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bạn, nhưng ở những lĩnh vực mà thời gian cần phải chính xác như thiên văn học, định vị, khoa học không gian, mạng lưới máy tính... thì nó có tác động vô cùng lớn.
Ví dụ, các máy tính dữ liệu trên thế giới phải được điều chỉnh bằng tay để đạt sự chính xác cao trong thời gian nội bộ. Hay với các hệ thống chính xác cao như vệ tinh và một số mạng lưới dữ liệu cần phải tính đến giây nhuận này để tránh gây ra các thảm họa về tính toán.
Bình luận (0)