Sáng 7-5, vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam mang tên VNREDSat-1 đã được đưa lên quỹ đạo bằng tên lửa phóng VEGA của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) từ bãi phóng ở Kourou, Guyana thuộc Pháp. Sau khi rời mặt đất khoảng 2 giờ, vệ tinh VNREDSat-1 đã tách khỏi tên lửa đẩy VEGA và khởi động động cơ đẩy để tự điều chỉnh tới quỹ đạo làm việc. Dự kiến sau 2 ngày, những bức ảnh chụp trái đất đầu tiên từ vệ tinh VNREDSat-1 sẽ được gửi về và sau đó 1 ngày là những bức ảnh chụp khu vực lãnh thổ Việt Nam.
Chụp ảnh toàn cầu
Làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ
Các quốc gia có diện tích lớn, địa hình phức tạp, nhiều vùng hiểm trở khó tiếp cận với những thông tin và hình ảnh trên trái đất nên rất cần có những vệ tinh quan sát nhỏ. Chính vì vậy, việc chế tạo, sử dụng, nắm bắt công nghệ vệ tinh nhỏ là điều hết sức cần thiết với mỗi quốc gia.
Ngày 21-7-2012, vệ tinh nhỏ chụp ảnh trái đất mang tên F-1 do Phòng Nghiên cứu không gian (FSpace) Trường ĐH FPT Việt Nam lần đầu tiên tự nghiên cứu chế tạo đã được đưa lên vũ trụ thành công. Còn VNREDSat-1 là vệ tinh viễn thám nhỏ quan sát trái đất đầu tiên và cũng là vệ tinh thứ 4 của Việt Nam được đưa thành công vào quỹ đạo sau VINASat-1, VINASat-2 và vệ tinh F-1 của FPT. Bên cạnh đó, với dự án VNREDSat-1, 15 kỹ sư Việt Nam đã được cử sang học tập tại Toulouse (Pháp) để thực hiện 2 nhiệm vụ chính là làm chủ quá trình điều khiển, khai thác vệ tinh và bước đầu tiếp cận các công đoạn thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ.
Viễn thám là khoa học thu nhận thông tin của bề mặt trái đất mà không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt ấy. Lợi thế của vệ tinh viễn thám là có thể chụp ảnh tại các thời điểm và vị trí tùy theo ý muốn. Cứ trung bình 3 ngày, vệ tinh có thể chụp được một ảnh của một vùng để gửi về trái đất. |
Bình luận (0)