xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xuất hiện vật thể lớn có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất

Anh Thư

(NLĐO) - Theo NASA, độ lớn và khoảng cách của vật thể mang tên 2022 SF98 đủ để xếp nó vào danh sách vật thể có nguy cơ đe dọa Trái Đất.

Theo Live Science, một kỹ thuật mới phát triển bởi giáo sư Mario Jurric, Giám đốc Viện Nghiên cứu chuyên sâu về dữ liệu thiên văn và vũ trụ học (thuộc Đại học Washington - Mỹ) và các cộng sự từ nhiều trung tâm nghiên cứu của Mỹ, đã rà soát lại dữ liệu từ hệ thống cảnh báo tiểu hành tinh ATLAS và hé lộ những điều chưa từng biết.

Xuất hiện vật thể lớn có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất - Ảnh 1.

Vật thể nguy hiểm (nằm trong ô vuông đỏ) xuất hiện như bóng ma rất mờ trong hình ảnh đã phóng to nhiều lần mà ATLAS ghi nhận năm 2022 - Ảnh: ATLAS/VIỆN THIÊN VĂN HỌC - ĐẠI HỌC HAWAII/NASA

ATLAS vốn là "chốt chặn" cuối cùng của hệ thống phòng thủ Trái Đất, giúp phát hiện các mối đe dọa tinh vi nhất, do NASA phát triển và điều hành chính.

Tuy nhiên việc đọc cụ thể các dữ liệu mà thiết bị tối tân này thu thập được cũng là thử thách lớn.

Kỹ thuật mới đã cho thấy có những thứ ẩn nấp tốt hơn chúng ta tưởng nhiều, và đó là 2022 SF98.

Theo NASA, vật thể này có đường kính lên tới hơn 180 m, tiếp cận Trái Đất gần nhất là tháng 9-2022 với khoảng cách 7,2 triệu km. Độ lớn và khoảng cách này đủ để xếp nó vào danh sách vật thể có nguy cơ đe dọa Trái Đất.

Nhưng đáng sợ là không ai có thể thấy nó. Đơn giản là nó quá mờ và nhỏ trong dữ liệu ATLAS hay bất kỳ kính thiên văn nào trên thế giới, trước, trong và cả sau khi tiếp cận.

Phần lớn tiểu hành tinh đã ẩn nấp bằng cách chìm trong vầng sáng của dải Ngân Hà, chính là đĩa sáng chính của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) mà chúng ta vẫn nhìn thấy như một dòng sông sao vắt ngang trời đêm quang đãng.

Phát hiện này cho thấy mối đe dọa ngoài hành tinh vẫn lớn hơn nhiều những gì chúng ta có thể nắm bắt, bất kể khoa học vũ trụ đã rất phát triển.

Một ví dụ về sự nguy hiểm đó là thiên thạch Chelyabinsk, nổ tung trên bầu trời thành phố cùng tên của nước Nga năm 2013, phá vỡ cửa kính hàng ngàn tòa nhà và khiến nhiều người bị thương.

Vì vậy NASA và các cơ quan vũ trụ khác trên khắp thế giới luôn nỗ lực đầu tư cho các nhiệm vụ phòng thủ hành tinh. Kỹ thuật tìm kiếm mới - một thuật toán tinh vi - hứa hẹn nâng cấp tuyến phòng thủ đó.

Thuật toán mới mang tên HelioLinC3D, dự kiến sẽ được tích hợp vào Đài thiên văn Vera C.Rubin, một kính viễn vọng tối tân mới ngự trị trên vùng núi cao của Chile, dự kiến bắt đầu sứ mệnh săn tìm tiểu hành tinh kể từ năm 2025.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo