xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khơi thông huyết mạch nền kinh tế

PHẠM HỒ

Sáng sớm, nông dân ở Cần Thơ thu hoạch nông sản, thủy sản. Đến trưa, những sản vật này đã có thể có mặt trên bàn ăn ở các nhà hàng tại TP HCM.

Viễn cảnh này không hề xa xôi mà có thể dễ dàng thực hiện khi tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ được khánh thành vào ngày 24-12, rút ngắn thời gian đường bộ TP HCM - Cần Thơ chỉ còn 2 giờ. Niềm vui này được nhân lên nhiều lần khi cùng thời gian, sân bay Điện Biên, cầu Mỹ Thuận 2, đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ được khánh thành.

Không phải hoài nghi gì nữa, với ngành sản xuất - kinh doanh, thời gian là tiền bạc; với cả nền kinh tế thì giao thông là huyết mạch quyết định sự phồn thịnh của cả một khu vực. Từ lâu, chúng ta đã xác định giao thông phải đi đầu để phát triển kinh tế. Thế nhưng, cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - nơi đóng góp đến 43% GDP, khoảng 42% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 46% tổng thu ngân sách của cả nước - nhưng đến nay chỉ có khoảng 200 km đường cao tốc.

Còn với vùng ĐBSCL - vựa lúa của quốc gia - thì gần đây mới có vài đường cao tốc. Cơ hội để làm bật dậy nền kinh tế của vùng đất trù phú này đã bị chậm lại nhiều năm. Và nay, cơ hội này phải được tận dụng tối đa và quyết tâm rất lớn để nhanh chóng hình thành 8 tuyến cao tốc như kế hoạch đề ra đến năm 2030.

Cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực, sự phát triển giữa các vùng nông thôn và đô thị của Việt Nam còn sự cách biệt khá lớn dù vị trí rất gần nhau. Khoảng cách này sẽ được kéo gần bởi tốc độ kết nối lưu thông, cụ thể hơn là nhờ các tuyến cao tốc.

Mặt khác, kéo gần giao thông cũng tạo điều kiện để các vùng đô thị "dìu dắt" các vùng nông thôn, liên kết vực dậy đời sống kinh tế - xã hội. Vấn đề này càng được nhận thức rõ khi đề ra các vùng kinh tế trọng điểm và quy hoạch phát triển vùng. Từ đây, trong những năm qua, chúng ta đã tăng nhanh các kế hoạch phát triển đường cao tốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, gần 500 km đường cao tốc đã được đưa vào sử dụng, như: Dầu Giây - Phan Thiết, Mai Sơn - Quốc lộ 45... và nay là Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Xây dựng đường giao thông không chỉ phục vụ việc phát triển kinh tế mà hiển nhiên sẽ tác động đến sự phát triển văn hóa - xã hội của các khu vực liên quan. Giao thông giúp xóa nghèo theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng và nâng dần mức sống của người dân để lấp đầy sự chênh lệch vùng miền. Ý nghĩa này càng quan trọng khi các kế hoạch vĩ mô của quốc gia đều hướng đến mục tiêu khơi dậy sự phát triển của mọi người dân, mọi vùng đất.

Niềm hy vọng sẽ càng lớn khi hàng loạt tuyến cao tốc khác đã được khởi công để hoàn thành vào năm 2025, đưa tổng chiều dài các tuyến cao tốc trên cả nước lên khoảng 3.000 km. Trong số này, chỉ riêng ĐBSCL có đến 458 km.

Có thể nói, đây là giai đoạn tăng tốc cho thời kỳ phát triển mới của quốc gia. Hệ thống giao thông sẽ tạo nền tảng cho các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế tiếp là nâng dần mức sống của người dân. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo