xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không hề là "chuyện nhỏ"

TS DƯƠNG ĐỨC MINH (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - du lịch TP HCM)

Tình trạng người bán hàng rong chèo kéo, gây phiền hà, "chặt chém" du khách, nhất là khách quốc tế đã được đề cập nhiều nhưng chưa có giải pháp xử lý căn cơ.

 Vấn đề này, xảy ra tại Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng, không hề là "chuyện nhỏ" mà nó ảnh hưởng đáng kể đến việc thu hút, giữ chân khách du lịch.

Bán hàng rong vốn là sinh kế bình thường của một bộ phận người dân. Mới đây, khi sang Thái Lan công tác, chúng tôi cũng thấy TP Pattaya có nhiều người bán hàng rong, quà lưu niệm. Song, họ mời chào du khách mua hàng rất nhẹ nhàng, lịch sự. Ai không mua thì thôi, họ không hề "gây sự" hay làm khách phiền lòng.

Ngược lại, tại TP HCM, nhiều người bán hàng rong cứ đeo bám, níu kéo, bán hàng với giá "trên trời" khiến du khách khó chịu, thậm chí e sợ. Chẳng hạn, một trái dừa giá khoảng 15.000 - 20.000 đồng nhưng người bán hàng rong ở khu vực Hội trường Thống Nhất "chặt chém" du khách quốc tế tới 100.000 - 150.000 đồng, có khi đến 200.000 đồng!

Vì là công việc mưu sinh của một bộ phận người dân nên khó thể cấm cản những người bán hàng rong, mà cần tìm cách tuyên truyền, tập huấn để họ nâng cao nhận thức. Căn cơ hơn là tạo sinh kế khác cho họ, dù giải pháp này không dễ thực hiện vì số lượng người bán hàng rong khá nhiều, chưa kể họ có chịu chuyển đổi nghề hay không.

Muốn thực hiện giải pháp căn cơ ấy, cần tiến hành khảo sát về số lượng người bán hàng rong ở các điểm đến du lịch, về năng lực bản thân, nhu cầu công việc... Cơ quan chức năng cũng cần ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp về việc làm, vay vốn chuyển đổi nghề… Với những người bán hàng rong nhằm mưu sinh, kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình thì có lẽ chỉ cần tạo công ăn việc làm phù hợp để họ chuyển đổi nghề là ổn. Còn với những người cố tình lợi dụng công việc này để "chặt chém", lừa đảo du khách thì cần sự vào cuộc quyết liệt, xử lý mạnh tay của lực lựợng chức năng.

Đà Nẵng từng rất thành công trong việc giải quyết tình trạng người bán hàng rong chèo kéo du khách. Trong khi đó, các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore… chẳng những không cấm cản mà còn tìm cách sử dụng người bán hàng rong như một phần của cộng đồng làm du lịch. Chẳng hạn, ở nhiều điểm đến tại Thái Lan, du khách được người bán hàng rong mời chụp hình. Lát sau quay lại, thấy hình mình được đóng khung trang trọng, du khách thích thì trả tiền, không thì thôi, hai bên vẫn vui vẻ.

Khi đi du lịch, du khách nào cũng muốn mình chủ động kiểm soát việc chi tiêu, chứ không phải bị nài nỉ, ép buộc - đôi khi thô bạo - phải miễn cưỡng trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ nào đó. Và, người bán hàng rong nếu làm tốt vai trò của mình sẽ góp phần lan tỏa hình ảnh điểm đến, tạo thiện cảm với du khách...

10 tháng đầu năm 2024, TP HCM đón hơn 4,6 triệu lượt du khách quốc tế trong số hơn 14,1 triệu lượt của cả nước. Những nỗ lực của ngành du lịch TP HCM trong việc đầu tư sản phẩm mới, cải thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực… sẽ hiệu quả hơn nếu giải quyết được căn cơ tình trạng người bán hàng rong làm phiền du khách. 

Thái Phương ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo