xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khu bảo tồn tre độc đáo, hiếm thấy

Bài và ảnh: Thanh Thảo

Trung tâm Bảo tồn sinh thái Phú An là nơi nghiên cứu khoa học về sưu tập, bảo tồn tre; chế tạo những sản phẩm thân thiện với môi trường từ tre và nâng cao giá trị cây tre Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu

Ở Bình Dương có một khu bảo tồn tre mà nhiều người vẫn thường gọi với cái tên dân dã là làng tre Phú An. Nơi đây thu hút du khách, người dân bởi vẻ đẹp mộc mạc, bình yên cùng hệ sinh thái tre đa dạng, được xem là "có một không hai".

Thu thập 90% giống tre ở Việt Nam

Làng tre Phú An tọa lạc tại vùng "tam giác sắt anh hùng" thuộc phường Phú An, TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đây là thành quả từ dự án xây dựng khu bảo tồn sinh thái tre, được triển khai từ năm 1999 dựa theo ý tưởng của TS Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM, với sự hợp tác giữa 4 đơn vị: vùng Rhône Alpes - Pháp, UBND tỉnh Bình Dương, vườn thiên nhiên Pilat - Pháp và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM.

Mục đích phát triển làng tre Phú An là nghiên cứu khoa học về sưu tập, bảo tồn tre; chế tạo những sản phẩm thân thiện với môi trường từ tre và nâng cao giá trị cây tre Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tổ chức đào tạo, hướng dẫn sinh viên trong và ngoài nước về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường thông qua Chương trình Lớp học xanh; tạo ra nơi tham quan cho cộng đồng, giúp tăng cường truyền thông về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Khu bảo tồn tre độc đáo, hiếm thấy- Ảnh 1.

Con đường tre xanh mát tại Trung tâm Bảo tồn sinh thái Phú An

Ông Nguyễn Văn Đông, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn sinh thái Phú An, cho biết từ ý tưởng của TS Diệp Thị Mỹ Hạnh, UBND huyện Bến Cát (nay là TP Bến Cát) đã thành lập trung tâm này. Trung tâm Bảo tồn sinh thái Phú An khánh thành ngày 8-4-2008 với diện tích hơn 10 ha; được xem là một trong những khu bảo tồn tre đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam cũng như Đông Nam Á.

Theo ông Đông, khu bảo tồn này hiện có khoảng 1.500 bụi thuộc 17 giống tre, trúc, nứa với hơn 300 loài, được thu thập khắp các vùng miền trên cả nước, chiếm gần 90% giống tre ở Việt Nam. Trong đó, nhiều loài thuộc dạng quý hiếm và có thể ứng dụng cao trong thực tế như tép nứa, tre vuông, tre mỡ, tre gai, vàng sọc, mai, mạy muồi, luồng, vầu, Bambusa…

Nhờ sử dụng cây tre từ làng tre Phú An do TS Mỹ Hạnh cung cấp để làm sạch nước thải sau quá trình sản xuất thuộc da và tái sử dụng, Công ty TNHH Thuộc da Sài Gòn Tan Tec (Khu Công nghiệp Việt Hương II, TP Bến Cát) đã giảm được không ít chi phí sản xuất. Ứng dụng này đã nhận giải nhì Giải thưởng "Energy Efficiency Award" (Cộng hòa Liên bang Đức) nhờ tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Cụ thể, với giải pháp này, công ty tiết kiệm 40% năng lượng tiêu thụ và giảm đến 2.700 tấn CO2 thải ra môi trường.

Gắn với phát triển du lịch sinh thái

Năm 2010, Trung tâm Bảo tồn sinh thái Phú An được Liên Hiệp Quốc trao Giải thưởng Xích đạo (Equator Prize) về đa dạng sinh học, trở thành một trong 21 ngôi làng trên thế giới được trao giải thưởng này. Đây là giải thưởng dành cho những sáng kiến trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển cộng đồng, phát triển bền vững gắn với mục tiêu giảm nghèo… Năm 2016, trung tâm được công nhận là thành viên Hiệp hội Các vườn thực vật nói tiếng Pháp trên thế giới.

Ông Nguyễn Văn Đông cho hay ngoài việc sưu tập, bảo tồn các giống tre, chế tạo sản phẩm từ tre, đa dạng sinh học..., Trung tâm Bảo tồn sinh thái Phú An còn đón tiếp du khách đến tham quan, học tập và nghiên cứu. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng và phát triển thêm các mô hình sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu của người dân địa phương, du khách trong và ngoài tỉnh, kể cả khách quốc tế khi đến tham quan, nghiên cứu, đồng thời tạo nguồn thu.

Khu bảo tồn tre độc đáo, hiếm thấy- Ảnh 2.

Từ đó, Trung tâm Bảo tồn sinh thái Phú An đã nêu một số kiến nghị, giải pháp với cơ quan quản lý như: cần phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử; phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, sản phẩm nghề truyền thống, vườn cây ăn trái; phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch trên sông, du lịch trải nghiệm nông nghiệp - nông thôn...

PGS-TS Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, từng đánh giá cao sự đóng góp của làng tre Phú An đối với công tác nghiên cứu, bảo tồn nguồn gien tre Việt Nam và thảm thực vật ven sông Sài Gòn. Ông cho rằng trong bối cảnh cả thế giới đang hướng tới mục tiêu gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái, hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, nhân rộng diện tích trồng các loại tre, nứa… cũng được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ chú trọng.

Đến Trung tâm Bảo tồn sinh thái Phú An, du khách cảm nhận những con đường tre xanh mát hiện lên như một bức tranh làng quê Việt Nam thanh bình và thơ mộng, giúp xua tan cái nóng oi bức của mùa hè. Vẻ đẹp hiếm có này lại nằm giữa "thủ phủ công nghiệp" nên nơi đây còn được ví như "lá phổi xanh", giúp điều hòa không khí cho Bình Dương, trở thành địa chỉ du lịch yêu thích của nhiều người.

PGS-TS Nguyễn Minh Tâm kỳ vọng thời gian tới, làng tre Phú An tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình du lịch sinh thái, tăng cường giáo dục tình yêu thiên nhiên, tinh thần bảo vệ môi trường cho giới trẻ. 

Phát triển dự án "Con đường tre"

Tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập làng tre Phú An vào giữa tháng 5-2024, TS Diệp Thị Mỹ Hạnh cho biết để phát huy tác dụng của cây tre, dự án "Con đường tre" được bà cùng cộng sự thực hiện trên vùng đất khô hạn Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, tạo thành "bức tường xanh" chắn gió, giảm bớt sự xói mòn đất nhờ hệ thống rễ tre rất mạnh.

Việt Nam hiện nay phát thải 600 triệu tấn CO2 mỗi năm. Mỗi hecta tre gai hấp thu bình quân 190 tấn CO2. Dự án "Con đường tre" sẽ đóng góp tích cực vào việc giảm phát thải tới 30% khí CO2 tại Việt Nam.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo