xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

1/3 doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc muốn di chuyển sang nước khác

D.Ngọc

(NLĐO)- Theo khảo sát, 1/3 doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc đã di dời hoặc đang cân nhắc di chuyển một số cơ sở sản xuất của họ ra nước khác trong bối cảnh căng thẳng thương mại.

Sáng 4-12, phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên 2018 (VBF 2018) ở Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham), ông Michael Kelly, cho rằng căng thẳng đang diễn ra trong thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc đã làm nổi bật rủi ro của các cơ sở sản xuất tập trung ở một quốc gia đơn lẻ và đang kích hoạt việc tái tổ chức chuỗi cung ứng.

1/3 doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc muốn di chuyển sang nước khác - Ảnh 1.

Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên 2018 - Ảnh: Quang Hiếu

Một cuộc khảo sát gần đây của AmCham tới các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc cho thấy 1/3 đã di dời hoặc đang cân nhắc di chuyển một số cơ sở sản xuất của họ ra nước khác trong bối cảnh căng thẳng trong thương mại. Một cuộc khảo sát riêng biệt của các công ty nước ngoài từ các quốc gia khác cho thấy một nửa đang cân nhắc việc di dời, và Đông Nam Á là lựa chọn hàng đầu của họ.

"Trung Quốc vẫn sẽ là một thành viên quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng việc các công ty và các nhà cung cấp di chuyển một số hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam đang có được lợi ích từ một số doanh nghiệp đó. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có thể tận dụng triệt để cơ hội này để tiếp tục giữ vững tốc độ kinh tế tăng trưởng kinh tế nhanh chóng"- ông Michael Kelly nói.

Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên 2018 - VBF 2018 do Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức.

Với chủ đề "Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu", diễn đàn tập trung vào 3 phiên thảo luận: Nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng; nâng cao kiến thức phục vụ ngành công nghiệp hiện đại; khắc phục những trở ngại đối với doanh nghiệp. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự và có phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn.

Theo Chủ tịch AmCham, thực tế cho thấy Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, một số nhà chức trách đang đặt câu hỏi rằng liệu việc có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là thật sự tốt cho nền kinh tế Việt Nam hay không. Ví dụ, một đại biểu Quốc hội gần đây đã nói: "Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm hơn 70% tổng xuất khẩu, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi những doanh nghiệp này rút khỏi Việt Nam".

"Tất cả chúng ta ở đây đều muốn đảm bảo rằng không có lý do gì mà các công ty nên rời khỏi Việt Nam. Các thủ tục hành chính ràng buộc phi hiệu quả phải được kiểm soát, và khung pháp lý và thuế của quốc gia phải được ổn định và có thể dự đoán được" - ông khẳng định.

Theo đại diện doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp được đầu tư bởi nước ngoài cần một môi trường hỗ trợ và công bằng như nhau để phát triển, điều đó có nghĩa là mối quan hệ của họ với các cơ quan hành chính cần phải tương hỗ và minh bạch.

Ông cũng đưa ra nhiều nhận xét về một số lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với khả năng cạnh tranh của Việt Nam: Bảo đảm nguồn cung năng lượng; tạo thuận lợi cho thương mại và luồng hàng hóa; hiện đại hóa giáo dục, đảm bảo chi phí lao động hợp lý; khai phá hoàn toàn tiềm năng của nền kinh tế số tại Việt Nam; tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn, minh bạch và ổn định hơn.

"Các nhà đầu tư nước ngoài cần một sân chơi bình đẳng, không chỉ để thu hút vốn đầu tư nhiều hơn trong tương lai mà còn để duy trì vốn đầu tư đã có tại đây"- ông nhấn mạnh.

Giải quyết sự thiếu hụt năng lượng

Ông Michael Kelly nhấn mạnh đối với nhu cầu về năng lượng, có một nhu cầu rõ ràng và cấp thiết nhằm hướng tới việc giải quyết sự thiếu hụt ngày càng trầm trọng trong nguồn cung so với nhu cầu về năng lượng điện.

"Chúng tôi tiếp tục khuyến khích chính phủ thúc đẩy nhanh dự án Cá voi xanh, dự án Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Sơn Mỹ và những dự án tái tạo năng lượng ý nghĩa khác. Việt Nam cũng nên cập nhật và cải thiện cơ chế truyền tải năng lượng bằng cách tận dụng công nghệ dây cáp hiệu quả, điều này sẽ giúp thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, an toàn, bớt lãng phí hơn. Các công ty của chúng tôi đã sẵn sàng hợp tác và đầu tư vào các dự án góp phần giải quyết nhu cầu bức thiết về năng lượng một cách bền vững, xét từ góc độ tài chính, môi trường và chuỗi cung ứng.

Những quyết định đã được chính phủ đưa ra về việc định giá việc sản xuất và buôn bán năng lượng không phản ánh được nhu cầu thúc đẩy hiệu suất và năng lượng sạch - chúng tôi hy vọng có thể giải quyết triệt để những vấn đề về giá cả này. Đặc biệt, dành được hàng tỉ đô la vào khu vực tư nhân, tạo thêm công ăn việc làm và đầu tư công nghệ là những yếu tố mà Việt Nam rất cần trong lĩnh vực này, chúng tôi cần một thỏa thuận mua bán năng lượng hợp lý hơn, quy trình ra quyết định kịp thời cho các dự án đầu tư, một biểu thuế và chế độ thuế phản ánh các ưu tiên của chính phủ và bản đồ đường giá năng lượng dựa trên thị trường trong 5 năm tới" - Chủ tịch AmCham lưu ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo