xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

1 năm "sóng gió" của giá vàng SJC khi vượt đỉnh 62 triệu đồng/lượng

Bài: Thái Phương, Ảnh: Hoàng Triều - Tấn Thạnh - Lam Giang

(NLĐO) – Giá vàng đã từng chạm đỉnh cao nhất trong lịch sử ở mức 62 triệu đồng/lượng nhưng không còn là kênh đầu tư hấp dẫn bởi quá nhiều rủi ro.

Cuối ngày 8-2, giá vàng được các doanh nghiệp giao dịch phổ biến quanh 56,5 triệu đồng/lượng mua vào, 57,05 triệu đồng/lượng bán ra. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá vàng chỉ tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng, sau khi đã có một năm đầy biến động.

Năm 2020 có thể nói là năm "sóng gió" của giá vàng trong nước do ảnh hưởng của giá thế giới. Giá vàng SJC đã tăng một mạch từ mức 42,6 triệu đồng/lượng vào đầu năm lên tới đỉnh lịch sử vượt 62 triệu đồng/lượng vào đầu tháng 8-2020.

Nếu tính mốc cao nhất trong lịch sử này, chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm 2020, mỗi lượng vàng SJC đã tăng tới 20 triệu đồng/lượng, tương đương mức tăng 47%. Nhưng chỉ sau một ngày, giá vàng SJC đã "đổ đèo" từ vùng 62 triệu đồng/lượng xuống 56 triệu đồng/lượng rồi chốt năm giao dịch ở mức 56,1 triệu đồng/lượng.

1 năm sóng gió của giá vàng SJC khi vượt đỉnh 62 triệu đồng/lượng - Ảnh 1.

Giá vàng trong nước từng chạm mức cao nhất trên 62 triệu đồng/lượng vào tháng 8-2020

Tính chung cả năm 2020, trong khi giá vàng thế giới tăng khoảng 19% thì giá vàng SJC tăng tới 30%.

Trong "cơn sóng" liên tục của giá vàng, một điểm đáng lưu ý trên thị trường là có những người bán ra chốt lời khi đã mua vàng ở vùng giá 44-45 triệu đồng/lượng, nhưng cũng có những người lỗ nặng vì mua vàng ở vùng giá 60-62 triệu đồng/lượng.

Dù vậy, tại thời điểm vàng lập đỉnh lịch sử vượt 60 triệu đồng/lượng, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, cho biết giá vàng SJC tăng mạnh lập kỷ lục mới nhưng nhu cầu trên thị trường không đột biến. Doanh số giao dịch vàng miếng tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp lớn trên địa bàn không có sự gia tăng mạnh. Thậm chí, doanh số giao dịch vàng trong tháng 6-7 năm 2020 còn giảm đáng kể so với tháng trước đó.

1 năm sóng gió của giá vàng SJC khi vượt đỉnh 62 triệu đồng/lượng - Ảnh 2.

Sức mua trên thị trường không có sự đột biến khi giá vàng biến động

Ông Trần Thanh Hải, chuyên gia vàng, phân tích giá vàng thế giới đã xác lập mức kỷ lục 2.063 USD/ounce vào tháng 8-2020, trong khi hồi tháng 3 vàng vẫn ở mức thấp nhất là 1.451 USD/ounce, biên độ tăng tới 600 USD/ounce. Kim loại quý mang lại lợi nhuận cho những người giữ vàng từ hồi vùng giá thấp trước đó.

Nguyên nhân vàng tăng mạnh là từ khi dịch Covid-19 bùng nổ vào tháng 3-2020 và đến đầu tháng 8-2020 khi thông tin về các gói hỗ trợ kinh tế của Mỹ trị giá khoảng 2.000 tỉ USD được ban hành hỗ trợ phục hồi kinh tế của quốc gia này, giúp vàng đạt đỉnh lịch sử 2.063 USD/ounce.

"Giá vàng miếng SJC đã tăng lên hơn 62 triệu đồng/lượng vào thời điểm đó, và nhiều dự báo giá vàng sẽ tiếp tục lên 3.000 - 5.000 USD/ounce, tương ứng giá vàng miếng SJC quy đổi lên 80 - 150 triệu đồng/lượng. Không ít người đã kỳ vọng vàng còn tăng giá rồi tiếp tục mua vào ở vùng 60 triệu đồng/lượng. Đến giờ, giá vàng đang xoay quanh mức 56-57 triệu đồng/lượng, thấp hơn nhiều so với đỉnh lịch sử, nên có những người lãi lớn nhưng cũng có người lỗ nặng vì trót mua vàng lúc đỉnh" - ông Trần Thanh Hải phân tích.

1 năm sóng gió của giá vàng SJC khi vượt đỉnh 62 triệu đồng/lượng - Ảnh 3.

Cảnh xếp hàng mua vàng ở những doanh nghiệp chỉ xuất hiện trong ngày Thần Tài

Một yếu tố đặc biệt trên thị trường vàng trong năm qua, ở những thời điểm giá vàng "nóng sốt" lập đỉnh lịch sử trên 60 triệu đồng/lượng, là không còn hiện tượng đổ xô, xếp hàng mua vàng như những năm trước. Tại thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định giao dịch trên thị trường không có đột biến, tình hình mua, bán vàng miếng trầm lắng…

Thậm chí, một vài ngân hàng thương mại đã ngừng kinh doanh vàng miếng ở các chi nhánh, phòng giao dịch dù được cấp phép. Mạng lưới các điểm kinh doanh mua bán vàng miếng được cấp phép cũng thu hẹp dần khi doanh nghiệp không còn nhu cầu. Tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn, lợi nhuận đến từ vàng miếng cũng giảm dần và chuyển sang vàng trang sức, mỹ nghệ.

Theo các chuyên gia, đang có quá nhiều yếu tố rủi ro trên thị trường khiến nhà đầu tư không mặn mà với vàng, khi giá vàng SJC liên tục cao hơn giá thế giới từ 5-6 triệu đồng/lượng; giá vàng trong nước không liên thông với giá thế giới. Nguồn cung vàng SJC trên thị trường chủ yếu mua đi bán lại bởi từ nhiều năm qua Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép nhập khẩu vàng để sản xuất, gia công vàng SJC…


Mức sinh lời vẫn hấp dẫn?

Theo một số chuyên gia vàng, nếu chỉ nhìn vào lượng người đứng xếp hàng mua vàng để đánh giá nhu cầu thật sự trên thị trường này là chưa chính xác. Bởi những người xếp hàng mua vàng thường mua lẻ, vài chỉ hoặc vài lượng; còn những người mua số lượng lớn chục lượng trở lên rất ít xếp hàng và có nhiều cách thức mua khác.

Dù hiện nay, khối lượng kinh doanh vàng miếng SJC không bằng nhiều năm trước vì Nghị định 24 của Chính phủ đã hạn chế, siết lại thị trường, thậm chí vàng gần như bị "ngủ quên" trong giai đoạn 2016-2019.

"Nhưng với mức sinh lời của giá vàng khoảng 30% trong năm 2020, cao hơn rất nhiều so với trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất gửi tiết kiệm trung dài hạn…, vẫn còn một lượng tiền nhàn rỗi của người dân, nhà đầu tư chọn vàng" - một chuyên gia vàng nhìn nhận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo