Theo đó, dự kiến làn sóng di dời khỏi Trung Quốc vào năm 2021 và 2022 sẽ đòi hỏi nhiều nguồn cung bất động sản công nghiệp hơn để đáp ứng các khoản đầu tư sản xuất có giá trị cao. Diễn biến này sẽ thúc đẩy sự bùng nổ quỹ đất công nghiệp tại khắp các tỉnh thành trên cả nước, kể cả các địa phương xa thủ phủ công nghiệp hiện hữu.
"Mô hình "Trung Quốc+1" có thể ngày càng được các nhà sản xuất theo đuổi, dẫn đến nhu cầu lớn hơn đối với thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, khi các tập đoàn tìm cách giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa địa điểm sản xuất. Bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục là "đứa con cưng" của ngành bất động sản nói chung" - ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam, nhận định.
Bất động sản công nghiệp tăng trưởng mạnh thời gian qua nhờ xu hướng dịch chuyển sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong ảnh: Một góc Khu Công nghệ cao TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Báo cáo của Savills Việt Nam cũng dẫn thông tin về việc Vụ Quản lý các khu kinh tế, công bố đã phê duyệt bản đồ quy hoạch tổng thể cho 561 dự án KCN sắp tới với diện tích trên 201.000 ha. Những KCN này sẽ được bổ sung vào nguồn cung hiện tại, bao gồm 374 khu đã được thành lập. Trong số những điểm mới này, 259 khu với tổng diện tích 86.500 ha vẫn chưa được thành lập, chiếm 43,1% tổng diện tích mới.
Bình luận (0)