xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bên trắng tay, bên lãi đậm

GS-TS Võ Tòng Xuân

LTS: Sau khi Báo NLĐ ngày 10-3 đăng văn bản của Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) dưới tựa đề "Vinafood 2 khai thông thị trường lúa gạo", phản ứng một số nội dung trong bài “Bao giờ mới giàu?” của GS-TS Võ Tòng Xuân đăng trên Báo NLĐ ngày 25-2, đồng thời nêu bật công lao của Vinafood 2 trong việc khai thông thị trường gạo xuất khẩu VN, GS-TS Võ Tòng Xuân tiếp tục tranh luận

Bài "Bao giờ mới giàu?" của tôi đăng trên Báo NLĐ ngày 25-2 phản ánh suy nghĩ và ghi nhận của người viết là nhà khoa học lâu năm trong lĩnh vực lúa gạo, đại diện cho nguyện vọng của nông dân sản xuất lúa ở ĐBSCL trước tình hình giá lúa tuột dốc. Bài viết có căn cứ khoa học, trích dẫn rõ ràng, không hề “quy chụp”, “thiên kiến chủ quan”... Đúng ra, bài viết không nên giảm nhẹ, nói tránh những sự thật mà Vinafood 2 không thích nghe hoặc không thích người khác biết đến, như những vấn đề nêu dưới đây.

img
Nông dân ĐBSCL vẫn chưa thể làm giàu từ hạt lúa dù đã qua rất nhiều vụ mùa bội thu. Ảnh: N.TRINH


Nai lưng làm giàu cho... người khác


Giống lúa IR50404 - loại lúa dễ trồng trên mọi loại đất, lại dễ đạt năng suất cao, đúng là loại lúa bán cho thị trường Philippines (gạo 25% tấm) đã được trồng đại trà trong vụ đông xuân tại ĐBSCL thì lại bị thương lái rêu rao rằng IR50404 không có thị trường tiêu thụ, nếu nông dân không bán rẻ sẽ không ai mua. Mục đích cuối cùng của thủ đoạn kinh doanh thông thường này là tác động tâm lý, ép giá nông dân bán lúa giá thấp, trong khi nhà xuất khẩu lại kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ bán gạo giá cao (vào cuối tháng 12-2009, đã trúng thầu bán cho Philippines).

Trong khi đó, người trồng lúa đã bỏ ra gần 4 tháng trời chăm sóc lúa, mọi chi phí sản xuất chưa được tính tới công lao động. Nếu tính tiền công lao động vào giá thành, lợi nhuận thực tế của nông dân còn giảm nhiều hơn nữa. Bán lúa với giá chưa đến 4.000 đồng/kg như hiện nay đã gần sát với giá thành, coi như nông dân làm không công trong 4 tháng, chỉ là đổi lúa cũ lấy lúa mới, còn các nhà xuất khẩu thì có lãi. Sự việc này nếu không nói thẳng là nông dân đang làm tôi mọi, làm giàu cho các nhà xuất khẩu gạo thì có thể gọi là gì? ĐBSCL được mệnh danh là vựa lúa, từ hơn 20 năm kể từ khi VN xuất khẩu gạo, có bao nhiêu nông dân ở đây đã làm giàu từ cây lúa?


Hợp đồng xuất khẩu gạo cho Philippines được giá hơn 480 USD - 680 USD/tấn sẽ giao hàng đến tháng 5-2010 (theo công bố đăng trên các báo in và điện tử). Nếu nhân cơ hội vụ đông xuân - vụ nông dân trồng giống IR50404 là chủ yếu và rất trúng mà phải bán với giá rẻ mạt, nhà xuất khẩu sẽ thu lợi lớn thế nào so với nỗi cay đắng trồng lúa lỗ công của bà con nông dân? Hãy thử tính: Một tấn lúa mua của nông dân 4.000 đồng/kg (tương đương 200 USD/tấn), xay ra gạo được khoảng 0,6 tấn gạo loại 25% tấm. Như vậy, một tấn gạo 25% tấm chỉ được khoảng 335 USD cộng thêm các chi phí khác sẽ lên đến 350 USD/tấn, khi giao cho Philippines theo giá trúng thầu mà Vinafood 2 đã công bố thì mỗi tấn doanh nghiệp (DN) này có thể lãi 300 USD. Vậy 1,6 triệu tấn thì lãi bao nhiêu? Người trồng lúa có được hưởng gì không trong khoản 300 USD/tấn đó?


Coi thường, bỏ rơi... “ân nhân”


Vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là tại thời điểm thu hoạch đông xuân này, chỉ có Thái Lan và VN đang thu hoạch lúa; trong khi Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia đều đang bị hạn hán phá hại mùa lúa thì tại sao ta không đưa thế mạnh lên để treo giá lúa mà đổ thừa cho các thương nhân nước ngoài chờ ta sụt giá thêm mới mua? Có nước nào dư gạo để bán mà ta sợ cạnh tranh? Thực ra đây chỉ là những mánh khóe nhằm mua rẻ bán đắt trên chính thị trường của mình - cái kiểu làm của năm 2008 - đã làm đảo điên giá lúa, khiến nông dân bị thiệt thòi.


Trách nhiệm xã hội của DN trong câu chuyện này là rất thấp. Cùng hạng gạo, gạo Việt luôn bị mua thấp giá hơn gạo Thái từ 30 USD - 50 USD/tấn vì hệ thống thu mua qua thương lái với nhiều loại gạo, phẩm chất lẫn lộn, không rõ xuất xứ nhiều năm qua đã không tạo ra hình ảnh có tính cạnh tranh cho gạo VN. Là đơn vị xuất khẩu gạo lớn nhất nước, Vinafood 2 đã không tích cực trong việc cải thiện hệ thống thu mua lúa gạo, có hướng dẫn, dự báo về giống lúa, thị trường, vùng nguyên liệu, để nâng cao uy tín hạt gạo Việt và tăng giá bán để làm tăng giá thu mua lúa cho nông dân, lực lượng có thể được xem là “ân nhân” của DN bởi họ là  đối tác cung cấp đầu vào cho đầu ra xuất khẩu của DN.

Tri ân nông dân, thay vì bắt chẹt


Bài viết chỉ trích gay gắt là cần thiết với mong muốn những DN xuất khẩu gạo nhận trách nhiệm xã hội và tri ân nông dân như đối tác chứ không bắt chẹt, dìm giá, ép giá theo kiểu con buôn với những nhà cung cấp của mình. Trong lúc nông dân nai lưng làm mà vẫn khổ, lợi nhuận từ xuất khẩu gạo chẳng đổ ngược về cho họ? Xin hỏi lợi nhuận kếch xù vào cuối năm 2008 của các công ty lương thực, từ DN địa phương cho đến Vinafood 2, có trả về cho người làm ra hạt gạo đồng nào không?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo