Từ nhiều năm nay, VN đã là cường quốc thứ hai và chiếm thị phần đáng kể về xuất khẩu gạo. Do vậy, nước ta có khả năng chủ động tác động thị trường mua bán gạo thế giới theo hướng có lợi cho mình.
Ngành lương thực VN làm được điều đó bằng cách điều tiết lượng gạo xuất khẩu trong nước ra thị trường thế giới. Khi nguồn cung thế giới tăng cao, giá cả xuống thấp, VN có thể tạm dừng xuất khẩu lúa gạo, đẩy mạnh dự trữ và bán ra khi thị trường thuận lợi.
Những ngày giữa tháng 3-2010, giá lúa gạo ở ĐBSCL đang nhích lên sau nhiều tuần trầm lắng ở mức thấp do vựa lúa này đang thu hoạch rộ vụ đông xuân.
Hãng thông tấn Reuters cuối tuần qua cũng nhận định rằng can thiệp của chính phủ hai nước hàng đầu về xuất khẩu gạo (Thái Lan và VN) đã làm cho giá mặt hàng này không tuột dốc thêm và đang xu hướng tăng nhẹ.
Điều này diễn ra sau khi Chính phủ Thái Lan công bố chương trình tiếp tục mua gạo dự trữ dù lượng tồn kho mùa vụ trước còn lại 7 triệu tấn, đồng thời với việc các doanh nghiệp VN đã mua được 500.000 tấn lúa theo chỉ đạo tạm trữ 2 triệu tấn của Chính phủ.
Tuy nhiên, Reuters cũng cho rằng tác động của sự can thiệp này chưa nhiều, bởi các doanh nghiệp xuất khẩu VN vẫn chưa thực sự thuận lợi khi vay tiền để mua lúa gạo tạm trữ.
Mặt khác, báo giới đánh giá rằng năng lực kho chứa cũng đang là vấn đề khiến việc dự trữ lúa gạo không gặp thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo VN đang nỗ lực tìm kiếm thuê kho.
Người làm ra lúa, gạo chưa được thụ hưởng đúng công sức mình đã bỏ ra. Ảnh: N.TRINH
Hãy thử xem xét riêng vấn đề kho chứa tạm trữ lúa gạo. Để có kho đủ quy mô đòi hỏi phải có quỹ đất lớn. Kho bảo quản thì phải đúng tiêu chuẩn, có thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, phơi sấy. Vì vậy, để làm kho đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn.
Doanh nghiệp còn phải có nguồn vốn lưu động lớn để mua lúa gạo tạm trữ. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp đều sử dụng vốn vay, đi kèm theo đó là nguy cơ thua lỗ nếu giá cả bất lợi... Đối với đa số doanh nghiệp xuất khẩu gạo hiện nay, đây là khoản đầu tư tốn kém, rủi ro lớn mà hiệu quả thấp.
Ngay cả với những doanh nghiệp quốc doanh hàng đầu cũng phải cân nhắc, vì kém hiệu quả, thua lỗ thì lãnh đạo doanh nghiệp cũng chịu trách nhiệm theo quy định của Nhà nước. Trách nhiệm đó không chỉ là cách chức, kỷ luật mà có thể cả xử lý hình sự.
Thực tế đã từng có nhiều giám đốc doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ phải ngồi tù... Vì vậy, để nâng cao dự trữ lúa gạo đòi hỏi phải có cơ quan chuyên trách và đầu tư nguồn lực đủ lớn từ Nhà nước.
Đó mới chỉ là một phần trong công đoạn tiêu thụ lúa gạo mà rất nhiều vấn đề còn phải mổ xẻ để ngành này có thể đảm nhận tròn vai cho người trồng lúa có lãi, cho người tiêu dùng (trong đó có cả nông dân) không phải ăn gạo giá cao, đồng thời góp phần bình ổn giá, chống lạm phát.
Để nâng cao thu nhập người trồng lúa, phải xem xét toàn diện hơn chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh ngành này. Ở đó, còn nhiều việc đòi hỏi trách nhiệm ở nhiều ngành, nhiều cấp mới có thể đưa mục tiêu này thành hiện thực.
Đó là quy hoạch, tổ chức hoạt động sản xuất lúa gạo, từ khâu giống, tích tụ ruộng đất để gia tăng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật đến chăm lo đầu ra..., từ đó mới có thể nâng hiệu suất canh tác, giúp nông dân tăng thu nhập ngay trên đồng ruộng của mình.
VFA thu lợi nhuận quá lớn ! Hiệp hội Lương thực VN (VFA) và Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đang xuất khẩu gạo tồn kho mua với giá 3.800 đồng/kg ứng với giá sàn 400 USD/tấn cho các hợp đồng có giá bán từ 480 - 664,9 USD/tấn, đồng thời tiến hành mua lúa vụ đông xuân của nông dân (tạm trữ) với mức giá 4.000 đồng/kg. Hoàng Kim (Đồng Tháp) |
Bình luận (0)