Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Giảm giá xăng 500 đồng/lít là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Không thể có động thái như đại biểu nói là “linh hoạt”. Về sửa Nghị định 84, tại cuộc họp tháng 7 đã nghe các Bộ Tài chính, Công Thương và KHCN, Phó thủ tướng kết luận: Trước mắt cần xem xét sửa đổi các nội dung không còn phù hợp, chi phí bao nhiêu cho thù lao, đại lý, tần suất bao nhiêu ngày sửa đổi giá xăng… Giao cho Bộ Công Thương thu thập thông tin đánh giá tác dụng của Nghị định 84 trong tháng 12 này, xem xét trình Chính phủ sửa đổi. Đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất, những năm vừa qua đang tồn tại thực tế: Tạm nhập nhưng tái xuất không hết số lượng nhập. Một năm tiêu dùng khoảng 15 triệu tấn xăng dầu trong đó có khoảng 15% là do tái xuất không hết. Một lượng xăng nhất định khi tạm nhập được sử dụng tại Việt Nam, do Hải quan quyết định và chỉ những doanh nghiệp đầu mối xăng dầu được tạm nhập tái xuất. Thời gian qua, một số doanh nghiệp trục lợi khi tạm nhập nhưng không tái xuất nhằm tránh nộp thuế nhập khẩu.
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam lỗ lớn nhưng lương quá cao, thực chất thế nào, nếu đúng có hợp lý không?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Theo Nghị định 84 của Chính phủ, cho phép các doanh nghiệp trong nước không phân biệt thành phần kinh tế có đủ điều kiện sẽ được xem xét trở thành đầu mối xuất nhập kinh doanh xăng dầu. Từ khi có nghị định này, chúng ta có thêm 4 doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm đầu mối xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Điều này nghĩa là đã có thị trường cạnh tranh xăng dầu, trừ các doanh nghiệp nước ngoài. Bản thân các doanh nghiệp lĩnh vực này cũng phải có biện pháp để từng bước đáp ứng theo tinh thần nghị định 84 mà nhà nước không thể làm thay được.
Về hàng giả, hàng nhái như mũ bảo hiểm xe máy, gian lận xăng dầu và phân bón thuốc trừ sâu. Về mũ bảo hiểm: Tình hình bán mũ bảo hiểm xe máy dù được phát hiện nhưng chưa xử lý hết được. Mới đây các bộ đã báo cáo trình Chính phủ quy định cụ thể loại mũ bảo hiểm không đạt chất lượng.
Về vi phạm xăng dầu: phải kiểm soát chặt khâu nhập khẩu vì 70% sản phẩm đang phải nhập khẩu. Vấn đề kiểm tra, kiểm soát trong nước, phát hiện gian lận, pha trộn xăng dầu không đảm bảo chất lượng… nhưng do khung xử lý của chúng ta chưa đủ sức răn đe nên chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ xem xét lại. Mới đây, Chính phủ có sửa đổi nghị định xử phạt về hàng nhái, hàng giả và sẽ áp dụng.
Phân bón, thuốc trừ sâu: Bộ NN-PTNT đang lấy ý kiến về vấn đề này.
Sau 1 năm nữa, liệu chúng ta có chấm dứt được không? Ngành công thương nỗ lực cố gắng phấn đấu với các ngành, địa phương, chúng tôi tin rằng mũ bảo hiểm xe gắn máy sẽ phải chấm dứt trong thời gian sớm nhất đảm bảo tính mạng cho người dân. Xăng dầu dỏm cũng cần phải quyết liệt. Còn phân bón thuốc trừ sâu sẽ có nghị định mới để cơ quan quản lý có thêm công cụ quản lý kiểm tra.
Liên quan đến Petrolimex: Vừa qua, kiểm toán nhà nước có kiểm toán tập đoàn này. Đến nay, chúng tôi chưa nhận được kết quả kiểm toán và chúng tôi chỉ đọc trên báo chí nên xin phép quốc hội báo cáo sau khi có kết quả kiểm toán.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Hàng tồn kho là vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết, tại phiên họp thảo luận tình hình kinh tế xã hội năm 2012 và năm 2013 chúng tôi đã có báo cáo Quốc hội và đưa ra nhiều giải pháp. Tình hình giải quyết hàng tồn kho, ứ đọng ở các doanh nghiệp có chuyển biến. Nếu tính thời điểm 1-6-2012, chỉ số hàng tồn kho lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo 26% thì con số này thời điểm 1-10 là 20% và nếu so với chỉ số này cùng kỳ năm ngoái vẫn thấp hơn. Hiện, tồn kho lớn trong đó tập trung một số loại vật liệu xây dựng, sắt thép và một số chủng loại than đá… Đối với các nhóm hàng hóa này, các doanh nghiệp đã có hướng xử lý. Ngành than có nhiều giải pháp, không chỉ tăng giá mà còn giảm giá cho hộ tiêu thụ và giảm thuế xuất khẩu từ 20% xuống còn 10%. Vấn đề tồn kho than đá sẽ giải quyết vào cuối năm.
Bao giờ gạo Việt Nam có thương hiệu quốc tế?
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội): Thị trường hàng hóa trong nước có những bất cập hàng hóa tiêu dùng, quần áo, phân bón giả, giống lúa không đạt… Chúng tôi muốn tiếp cận tình trạng trên phòng và chống có hiệu quả? Vì sao hàng hóa thực phẩm nông sản kém chất lượng vẫn nhập khẩu vào Việt Nam mà không được ngăn chặn. Đã có chương trình kế hoạch gì về nghiên cứu sản xuất trong nước phát triển để chiếm lĩnh thị trường trong nước? Bởi đây cũng là giải pháp phòng chống hàng giả, hàng nhái?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Tình hình hiện nay, dù đã hết sức cố gắng nhưng còn bất cập trong quản lý thị trường, còn tình trạng hàng kém chất lượng, hàng giả lưu thông. Làm sao để hạn chế nhập khẩu? Chúng ta đã có những quy định pháp lý liên quan đến kiểm soát hàng nhập khẩu, trong đó có văn bản hướng dẫn liên quan đến nhập khẩu thương mại, chất lượng hàng nhập khẩu, kiểm dịch, nồng độ… nhất là khi hàng độc hại, kém chất lượng có xu hướng tăng nhanh hơn. Các bộ có liên quan cũng tích cực xây dựng hàng rào kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm… nhưng các mặt hàng này vẫn diễn biến phức tạp.
Nếu các mặt hàng này nhập qua đường chính ngạch thì chúng ta có thể ngăn chặn nhưng qua khảo sát, phần nhiều các mặt hàng này nhập về qua đường nhập lậu, đường mòn, lối mở đường bộ, đường thủy mà chúng ta chưa kiểm soát được hết. Vậy, làm sao để tăng cường kiểm soát, dù Chính phủ đã tăng cường kiểm soát buôn lậu, có ban chỉ đạo 127 các cấp dù có cố gắng nhưng còn hạn chế bởi tuyến biên giới quá rộng, làm sao tăng cường quản lý nhà nước. Những biện pháp chúng ta làm chưa đủ vì ban chỉ đạo 127 thừa nhận sự phối hợp chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Do việc xử lý những hành vi vi phạm có nhiều trường hợp chưa đủ sức răn đe nên tái phạm ngày càng nhiều… phương tiện còn thiếu, yếu. Sắp tới, chúng tôi sẽ khắc phục và lực lượng quản lý thị trường sẽ đi đầu.
Thái độ của người tiêu dùng cũng rất quan trọng. Nếu chúng ta kiên quyết nói không với các sản phẩm có biểu hiện kém sẽ góp phần chống hàng giả, hàng kém chất lượng.
Đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng): Chưa bao giờ ngành thủy sản khó khăn hiện nay. Có nghịch lý, tôm càng bệnh người nuôi càng sử dụng nhiều chất bảo quản càng đẩy ngành xuất khẩu tôm khó khăn. Tại một thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam đang bị kiểm soát hàng lượng chất bảo quản khá ngặt nghèo, sắp tới, thị trường này còn kiểm soát thêm dư lượng kháng sinh nhiều hơn… khiến nhiều nhà máy sản xuất tôm của chúng ta thua lỗ. Bộ trưởng có giải pháp gì giải quyết, để doanh nghiệp không dùng chất bảo quản. Việt Nam đã có bộ tiêu chí xuất khẩu gạo chưa bởi Sóc Trăng đã và đang xây dựng tiêu chí cho gạo thơm của tỉnh?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Hiện tượng vừa qua, một số lô hàng thủy sản của chúng ta bị các nước nhập khẩu viện lý do chất lượng, dư lượng khánh sinh nhập lô hàng của ta, đây là những nước chúng ta xuất khẩu nhiều. Với các hàng rào kỹ thuật này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của chúng ta trong thời gian tới. Giải pháp: Bộ NN-PTNT có nhiều giải pháp hướng dẫn, yêu cầu các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thủy sản, bà con nông dân cần khắc phục việc sử dụng thuốc kháng sinh, bảo vệ thực vật quá mức cho phép. Thường xuyên, năm nào chúng tôi cũng ban hành tiêu chuẩn, quy định liên quan nên điều đầu tiên do người sản xuất, chế biến.
Vì vậy, khi các nhà nhập khẩu có những yêu cầu khắt khe, vô lý, bộ đều có thông tin nhờ Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối việc phân biệt đối xử, yêu cầu các nước bình đẳng đối với hàng hóa Việt Nam. Việc đối ngoại yêu cầu chống phân biệt đối xử đã có kết quả. Chính sách xuất khẩu thủy sản thời gian tới: Chúng ta phải tìm thị trường mới ngoài Nhật, châu Âu, châu Mỹ qua các đàm phán Hiệp định thương mại tự do như với EU, Hàn Quốc… là những thị trường tiềm năng. Đến đầu năm 2013 sẽ đàm phán với Nga, Kazatan, Belarus. Khó khăn về tín dụng, cho vay đối với người sản xuất, chế biến, Chính phủ đang chỉ đạo. Chúng ta phải có liên kết, bảo vệ lẫn nhau, tránh tình trạng doanh nghiệp ra bên ngoài bán phá giá, cạnh tranh lẫn nhau làm giảm sút uy tín của thủy sản Việt Nam.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Chúng ta đã đấu tranh với WTO giữ lại 4 mặt hàng trong nông nghiệp phải có hạn ngạch gồm trứng gia cầm, đường, muối và nguyên liệu thuốc lá. Khi đó, chúng ta phải cam kết duy trì hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu với thuế suất ưu đãi. Riêng đường năm 2012, theo cam kết chúng ta phải cấp hạn ngạch nhập khẩu trên 100.000 tấn, nhưng chúng ta mới cấp 70.000 tấn. Liên quan đến đường, muối chúng tôi đều phối hợp với Bộ NN-PTNT, hiệp hội mía đường để xem xét hạn ngạch, chứ Bộ Công thương không quyết định được. Vừa qua, cuối tháng 7,8, chúng ta công bố hạn ngạch. Nếu so với 65.000 tấn với 1.450.000 tấn đường tiêu thụ cả nước là không lớn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các bộ ngành công bố hạn ngạch cụ thể hơn, tránh ảnh hưởng ngành sản xuất trong nước.
Về đi công tác địa phương: Do công việc tương đối bận rộn, nên tôi chưa bố trí đi công tác ở các tỉnh phía Nam. Tôi nhận khuyết điểm và sẽ cố gắng thu xếp đi công tác các tỉnh phía Nam.
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà chất vấn thêm: Người tiêu dùng không thể phân biệt đâu là hàng độc hại, đâu là an toàn, cơ quan có thẩm quyền nên công bố loại hàng nào không được sử dụng, được sử dụng để người tiêu dùng lựa chọn, lưu thông phân phối ở đâu? Khi nào việc nghiên cứu sản xuất được công bố để hàng hóa nội địa cạnh tranh được, thắng trên sân nhà?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Lĩnh vực công nghiệp, thương mại, qua nắm bắt tình hình định kỳ chúng tôi công bố danh mục những sản phẩm vật tư, máy móc thiết bị mà trong nước sản xuất được, gửi cho các địa phương và công bố phương tiện truyền thông giúp người tiêu dùng nắm bắt những sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp làm được. Làm được phải là cả chất lượng, mẫu mã, an toàn vệ sinh thực phẩm… Thời gian tới, theo chỉ đạo của Chính phủ chúng tôi sẽ tăng cường thêm kênh thông tin cho người tiêu dùng lựa chọn, quảng bá sản phẩm Việt Nam.
Dù gì, đầu tiên phải là chất lượng sản phẩm. Chính phủ thông qua nhiều sản phẩm trọng điểm quốc gia, sản phẩm cơ khí chất lượng quốc gia… chúng ta cần phải làm nhiều việc. Cần đưa khoa học công nghệ vào nhằm tăng chất lượng sản phẩm. Nếu chúng ta làm tốt, mục tiêu sản xuất sản phẩm trong nước đáp ứng nhu cầu sẽ được thực hiện.
Bình luận (0)