xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bơm mạnh vốn cho ĐBSCL

THY THƠ - THÁI PHƯƠNG

Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ngân hàng Nhà nước và UBND tỉnh Hậu Giang ngày 12-7 đã tổ chức hội thảo “Hoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL”

Tại hội thảo, Phó Thống đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định ngành NH luôn sẵn sàng cung cấp đủ vốn tín dụng cho doanh nghiệp (DN) làm ăn hiệu quả. Tín dụng NH trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL.

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng đạt 13,2 tỉ USD năm 2015. Tính đến cuối tháng 6-2016, huy động vốn của cả vùng ĐBSCL tăng 9,93%, dư nợ cho vay tăng 3,39% so với cuối năm ngoái. Trong đó, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng 10,1%, tập trung vào các ngành thủy sản, chăn nuôi, rau quả, sản xuất lúa gạo...

Dù vậy, việc đầu tư tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đang phải đối mặt không ít khó khăn. Hiệu quả kinh doanh trong nông nghiệp vẫn còn thấp trong bối cảnh các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh gay gắt trong khu vực và trên thế giới; sự liên kết hợp tác, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn yếu.

“Điều chúng tôi băn khoăn nhất là vì sao dư nợ tín dụng của ĐBSCL chỉ đạt gần 400.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 7% tổng dư nợ, trong khi 13 tỉnh, thành khu vực này là trung tâm xuất khẩu thủy sản, nông nghiệp của cả nước. Cơ chế chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất rất nhiều, NH lúc nào cũng sẵn sàng nhưng vì sao không hấp thụ được?” - ông Đào Minh Tú băn khoăn.

Theo TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, thị trường Việt Nam chưa có DN đủ mạnh chi phối chuỗi liên kết. Thông thường, DN không kiểm soát được hoạt động đầu vào, nhất là khi bên cung cấp hàng hóa phá vỡ hợp đồng, dẫn đến rủi ro trong kinh doanh.

Do đó, để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, kích thích kinh tế khu vực ĐBSCL phát triển, ngành NH cần đẩy mạnh các dịch vụ bảo hiểm về nông nghiệp, giúp nông dân và DN phòng ngừa những rủi ro phát xuất từ thị trường, thiên tai, dịch bệnh…

Ông Cát Quang Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NH Nhà nước, cho biết thời gian tới, ngành NH sẽ tập trung vốn để đầu tư, chuyển dịch cơ cấu tín dụng vào các lĩnh vực nuôi trồng, sản xuất, chế biến xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây, cũng như dồn vốn cho các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững.

PGS-TS Nguyễn Thị Mùi, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Việt Nam, kiến nghị các NH cung cấp gói sản phẩm tài chính đặc thù phù hợp với mô hình sản xuất, kinh doanh theo chuỗi liên kết. Mỗi NH thương mại cũng phải có nhân viên am hiểu nghiệp vụ để tư vấn tường tận cho nông dân lợi ích của việc tham gia sản phẩm tài chính… Khi đó, NH sẽ kiểm soát được dòng tiền của nông dân thay thế cho tài sản thế chấp - một rào cản lớn trong quan hệ tín dụng, giúp hoạt động cho vay hiệu quả, rõ ràng hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo