xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ÐBSCL phải thay đổi để thích ứng biến đổi khí hậu

Ca Linh

Sáng 2-12, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức hội thảo tham vấn các bên liên quan hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan về chương trình chuyển đổi nông nghiệp vùng ĐBSCL (MD ATP).

Thông tin tại hội thảo cho biết ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 120 về "Phát triển bền vững ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu" vào tháng 10-2017, Bộ NN-PTNT đã bắt tay xây dựng chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Mê Kông (gọi tắt là chương trình). Mục tiêu chính của chương trình là rà soát và sửa đổi chiến lược, định hướng nông nghiệp toàn bộ vùng ÐBSCL nhằm hoàn thiện các chuỗi giá trị sản phẩm hiện tại, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững, có tính cạnh tranh cao. Bộ NN-PTNT đang hoàn thiện chương trình này để trình Chính phủ phê duyệt trong vài ngày tới.

ÐBSCL phải thay đổi để thích ứng biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Thu hoạch lúa ở ĐBSCL Ảnh: Ngọc Trinh

Theo TS Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), nếu như trước đây, ĐBSCL ưu tiên phát triển sản xuất lúa gạo - thủy sản - trái cây thì nay đã được Chính phủ định hướng xoay trục chiến lược thành thủy sản - trái cây - lúa gạo. Theo đó, diện tích lúa đã giảm từ 1,9 triệu ha còn 1,6 triệu ha, tăng luân canh, xen canh, chuyển sang lúa chất lượng cao, đặc sản, tổ chức sản xuất vùng chuyên canh lớn. Về thủy sản, đến năm 2030, tổng diện tích nuôi trồng tăng thêm 300.000 ha, đạt hơn 1,3 triệu ha; chuyển đổi diện tích lúa sang nuôi trồng thủy sản tại các vùng nhiễm lợ, mặn. Về trái cây, tăng cường kết nối nông dân và doanh nghiệp, đưa sản phẩm thẳng vào siêu thị, hệ thống bán lẻ.

Ông Martijn Van De Groep, Trưởng nhóm nghiên cứu giai đoạn chuẩn bị MD ATP, nhấn mạnh rằng ĐBSCL đang ở điểm giới hạn khi biến đổi khí hậu đang diễn ra tại vùng, việc phát triển thủy điện ở thượng nguồn, mực nước biển dâng... Chính vì vậy, đây là thời điểm ÐBSCL cần thay đổi. Trong MD ATP, đề xuất chuyển đổi chính sách ưu tiên lúa gạo sang hệ thống sản xuất tích hợp như: gạo - cá, gạo - rau, cá - cá được xem là phương án tối ưu để tránh những tác động kinh tế do sự sụt giảm năng suất lúa gạo do biến đổi khí hậu gây ra. Giai đoạn đầu, MD ATP sẽ lựa chọn các vùng trọng điểm dựa trên điều kiện thủy lợi, đất, nguy cơ về khí hậu, khả năng thích ứng, nhu cầu và cơ hội thị trường... Dần dần, chuyển từ mục tiêu đạt được sản lượng cao nhất sang tập trung vào chất lượng sản phẩm và phát triển chuỗi giá trị.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo