xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các siêu dự án bất động: “Treo” hạ tầng

Bài và ảnh: Minh Khanh

Việc chậm trễ thực hiện các dự án không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất mà còn ảnh hưởng đến đầu tư và kết nối hạ tầng xã hội tại các quận - huyện

Nhiều đơn vị nhà nước “ôm” đất công nhưng sử dụng không hiệu quả, thậm chí là bỏ hoang. Trong khi đó, TP HCM hiện thiếu đất để đầu tư các công trình công cộng: trường học, công viên cây xanh… hoặc nếu không phù hợp vị trí, quy mô xây dựng thì có thể bán đấu giá để lấy kinh phí đầu tư các công trình hạ tầng.

Chủ yếu là cho thuê

Nằm đối diện UBND quận 8 là khu đất số 1027 Phạm Thế Hiển của Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn. Rộng đến 26.500 m2 nhưng phần lớn khu đất trên để trống, chỉ có hai mặt tiền đường được khai thác kinh doanh rửa xe, giữ xe, câu lạc bộ quần vợt…

UBND TP đã nhiều lần yêu cầu đơn vị này chấm dứt việc cho thuê mặt bằng tại khu đất này. Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay, công ty cũng không đóng tiền thuê đất theo quy định.

Dường như Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn không có nhu cầu sử dụng khu đất 1027 Phạm Thế Hiển, quận 8, TP HCM
Dường như Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn không có nhu cầu sử dụng khu đất 1027 Phạm Thế Hiển, quận 8, TP HCM

Khu đất tại số 561 Kinh Dương Vương, quận Bình Tân do Tổng Công ty Lương thực Miền Nam quản lý từng gây nhiều bức xúc cho HĐND TP cũng như một số đoàn kiểm tra, khảo sát. Năm 2008, UBND TP đã có văn bản cho phép công ty chuyển mục đích sử dụng để thực hiện dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Nhà ở.

Năm 2012, trong đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đến năm 2015, đơn vị này phải thoái toàn bộ vốn tại một số công ty liên kết, trong đó có Công ty CP Đầu tư phát triển Cửu Long (địa chỉ hoạt động tại 561 Kinh Dương Vương).

Tuy nhiên, đến năm 2013, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam lại xin cho Công ty CP Đầu tư phát triển Cửu Long làm chủ đầu tư dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Nhà ở. UBND TP đã có văn bản hỏi ý kiến Bộ Tài chính và được trả lời rằng việc chuyển giao chủ đầu tư này là phù hợp, đồng thời Công ty CP Đầu tư phát triển Cửu Long phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định đối với hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất (Tổng Công ty Lương thực Miền Nam đang được nhà nước cho thuê đất theo hình thức trả tiền hằng năm). Hiện tại, chỉ một phần nhỏ được cho thuê làm chỗ rửa xe, toàn bộ khu đất rộng đến 56.500 m2 bị bỏ trống.

Đất công bỏ hoang vào dạng “khủng” phải kể đến khu đất số 2 Trường Chinh, quận Tân Phú của Tổng Công ty CP Phong Phú. Năm 2007, UBND TP ra quyết định thu hồi 103.000 m2 đất của Công ty Dệt may Thắng Lợi để cho Tổng Công ty Phong Phú thuê đầu tư. Khu đất này, sau khi di dời nhà xưởng, sẽ được tiến hành xây dựng công trình mới phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/500 dự án khu dân cư hỗn hợp Thắng Lợi đã được UBND quận Tân Phú phê duyệt.

Thời hạn cho thuê đến hết năm 2020 nhưng đến nay, vị trí hai mặt tiền đường lớn là Trường Chinh và Tây Thạnh cũng chỉ để cho thuê làm bãi đậu ô tô, kho chứa hàng, ki-ốt bán quần áo…

Mỹ quan đô thị nhếch nhác

Việc chậm trễ thực hiện các dự án không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất mà còn ảnh hưởng đến đầu tư và kết nối hạ tầng xã hội tại các quận - huyện. Đơn cử, dự án Royal Garden (quận 7) sau khi hoàn thành phải bàn giao lại cho địa phương các hạng mục như trường mầm non, công viên cây xanh, đường giao thông...

Đối với dự án đại đô thị 118 ha tại mũi Đèn Đỏ, Công ty CP Đại Trường Sơn có trách nhiệm đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chính, các hạng mục công viên cây xanh và quỹ đất để đầu tư xây dựng công trình giáo dục, y tế cho UBND quận 7 quản lý.

Ông Hồ Thái Thành, Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận 7, cho biết tuyến đường Đào Trí và Gò Ô Môi nối dài hiện đã xuống cấp trầm trọng; môi trường, mỹ quan đô thị quanh dự án cũng nhếch nhác. Vì thế, quận cũng rất muốn chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án để chỉnh trang đô thị. Theo ông Thành, trên địa bàn quận 7 còn có hơn 10 dự án chậm tiến độ. Vừa qua, quận đã có văn bản tổng hợp gửi Sở Xây dựng để phục vụ cho đợt rà soát tiến độ các dự án sắp tới.

Chủ đầu tư “mất liên lạc”

Vừa qua, UBND quận 7 đã mời một số chủ đầu tư dự án chậm tiến độ hoặc ngừng thi công đến làm việc để thúc đẩy việc hoàn thành dự án sớm và bàn giao các công trình công cộng cho quận nhưng rất nhiều chủ đầu tư không đến, cũng không thể liên lạc được.

Đây là vấn đề chung của nhiều quận - huyện bởi địa phương không được kiểm tra xử phạt, mà đó là trách nhiệm và quyền hạn của Sở Xây dựng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo