Do đó, gói hỗ trợ đã tăng từ hơn 30.000 tỉ đồng lên trên 80.000 tỉ đồng được hoãn, giãn nộp thuế.
Đây là nỗ lực của Chính phủ trong việc chia sẻ nguồn lực ngân sách nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN). Điều này thể hiện tinh thần đồng cam chịu khổ, quyết tâm của Chính phủ trong việc vực dậy nền kinh tế đất nước do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thiệt hại nặng nề bởi hạn hán và xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL.
Dù vậy, dự thảo nghị định còn một số điểm cần xem xét. Các đơn vị thuộc ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp dịch bệnh như: nông nghiệp; may mặc, vận tải, lưu trú, du lịch, giải trí, giáo dục, y tế... được gia hạn nộp thuế là đúng đối tượng. Tuy nhiên, do tác động của Covid-19 có tính chất dây chuyền tới hầu hết cộng đồng xã hội nên rất nhiều DN khác cũng bị ảnh hưởng từ dịch bệnh này. Do đó, nếu áp dụng chính sách gia hạn thuế cho toàn bộ cộng đồng DN nhỏ và vừa sẽ có tác động mạnh mẽ hơn.
Mặt khác, để hạn chế việc lạm dụng chính sách gia hạn thuế, nhà nước có thể quy định hạn mức số tiền thuế được gia hạn. Ví dụ, DN chỉ được gia hạn số tiền thuế theo một tỉ lệ nhất định trên vốn chủ sở hữu hoặc theo tỉ lệ trên doanh thu năm trước. Khi đó, chính sách gia hạn thuế sẽ công bằng và hợp lý hơn.
Về số thuế và thời gian gia hạn, dự thảo nghị định cho phép gia hạn thuế 5 tháng đối với số thuế phải nộp từ tháng 3 đến tháng 6. Riêng thuế thu nhập DN, số thuế được gia hạn bao gồm tiền thuế phải nộp theo quyết toán của năm 2019 nhưng DN chưa nộp vào ngân sách. Đây là chủ trương hỗ trợ kịp thời, bởi hiện nay, cộng đồng DN đang hết sức khó khăn về dòng tiền.
Thế nhưng, để hỗ trợ kinh doanh thì bên cạnh quy định về gia hạn thuế, Chính phủ cần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét giảm 50% thuế suất của thuế GTGT để giúp DN dễ dàng hơn trong khâu tiêu thụ hàng hóa nội địa, giảm thiểu thiệt hại khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp thời gian gần đây.
Riêng thủ tục gia hạn nộp thuế, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết người nộp thuế chỉ gửi một lần giấy đề nghị gia hạn nộp thuế cho toàn bộ các kỳ được gia hạn, tiền thuê đất cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Tuy nhiên, DN không thuộc đối tượng gia hạn thuế nhưng do nhầm lẫn, họ vẫn nộp đơn xin gia hạn và nghĩ rằng cơ quan chấp nhận. Do đó, dự thảo nghị định cần quy định thời hạn cơ quan thuế trả lời đơn xin gia hạn thuế. Như vậy, DN mới biết được họ là đối tượng được hay không được gia hạn thuế. Từ đó, DN không được gia hạn thuế sẽ chủ động hoàn tất việc nộp thuế đúng hạn, tránh được việc bị xử phạt hành chính do nộp chậm.
Bình luận (0)