xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc: "3 chữ P" và cách huy động vốn khác biệt

(NLĐO) - Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc nằm trong quy hoạch đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, là dự án đầu tiên thực hiện theo phương thức đối tác công tư sau khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (luật PPP) được áp dụng.


Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc: 3 chữ P và cách huy động vốn khác biệt - Ảnh 1.

Cuộc họp Hội đồng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Tân Phú - Bảo Lộc

Đồng bộ, kết nối

Ngày 9-4, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành, đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Tân Phú - Bảo Lộc.

Tham dự cuộc họp gồm có lãnh đạo của 9 bộ ngành liên quan, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và liên danh nhà đầu tư Tập đoàn Đèo Cả, Hưng Thịnh...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nêu quan điểm ủng hộ và ghi nhận sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, đánh giá cao năng lực của các nhà đầu tư, đặc biệt là Tập đoàn Đèo Cả, đã triển khai thành công nhiều dự án khó, nhiều công trình trọng điểm quốc gia như: Dự án hầm qua đèo Cả, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận...

Sau khi nghe ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, và ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả (Phó Ban Chỉ đạo dự án Tân Phú - Bảo Lộc), báo cáo và kiến nghị một số điểm, đại diện các bộ ngành đã trao đổi thêm về các vấn đề chọn hướng tuyến, phân kỳ giai đoạn đầu tư, khả năng thu xếp vốn, cơ chế chia sẻ rủi ro khi không bảo đảm doanh thu, việc triển khai 2 đoạn còn lại là Dầu Giây - Tân Phú và Bảo Lộc - Liên Khương…

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: "Tuyến cao tốc từ Dầu Giây đến Liên Khương được chia làm 3 dự án là Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương. Đây đều là tuyến mở mới hoàn toàn. Tân Phú - Bảo Lộc là "đoạn giữa", vậy phải tính toán như thế nào cho bài toán kết nối đồng bộ? Phải có kế hoạch mang tính tầm nhìn".

Kế hoạch mang tính tầm nhìn mà Bộ trưởng Bộ KH-ĐT nói đến là sự kết nối đồng bộ 3 dự án nói trên thì "đoạn giữa" Tân Phú - Bảo Lộc mới bảo đảm khả thi. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn xác nhận sẽ cân đối vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước trung hạn giai đoạn 2021-2025 để bố trí triển khai đoạn Dầu Giây - Tân Phú.

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc: 3 chữ P và cách huy động vốn khác biệt - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp phát biểu tại cuộc họp hội đồng thẩm định dự án

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng và nhà đầu tư cho biết sẽ nghiên cứu phương án, cách thức tổ chức triển khai đoạn Bảo Lộc - Liên Khương để hoàn thiện trục kết nối liên kết vùng trọng điểm kinh tế giữa khu vực Nam Bộ - Tây Nguyên nhằm nâng cao năng lực thông hành, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, các giảm pháp kết nối tạm thời khi chưa hoàn thành 2 đoạn tuyến ở hai đầu.

Còn theo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp, tính từ lúc Bộ KH-ĐT có văn bản ngày 8-3 lấy ý kiến các Bộ ngành, trong vòng 1 tháng, tỉnh Lâm Đồng cùng Tập đoàn Đèo Cả đã có nhiều buổi gặp báo cáo các lãnh đạo Trung ương, các cuộc làm việc trực tiếp với lãnh đạo bộ ngành để nêu phương án triển khai, tham vấn ý kiến và nhận được sự ủng hộ rất lớn.

Dự án PPP và sự sáng tạo "3 chữ P"

Người đặt ra khái niệm mới về "3 chữ P" trong hợp đồng theo phương thức đối tác công tư (PPP) là ông Hồ Minh Hoàng. 

Theo ông Hồ Minh Hoàng, 3 chữ "P" gồm "P vốn ngân sách", "P vốn chủ sở hữu nhà đầu tư" và "P vốn huy động". Có thể không đúng hoàn toàn với khái niệm đã được dịch ra theo nguyên bản tiếng Anh (Public Private Partnerships) nhưng sẽ phù hợp cho bối cảnh đầu tư xây dựng tại Việt Nam hiện nay.

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc: 3 chữ P và cách huy động vốn khác biệt - Ảnh 3.

Phương án tuyến Tân Phú - Bảo Lộc

Trong buổi báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, 3 "chữ P" dự án Tân Phú - Bảo Lộc được nhà đầu tư và tỉnh trình bày như sau:

 "Chữ P" thứ nhất, vốn ngân sách Nhà nước 6.500 tỉ đồng, gồm 2.000 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương đã được bố trí vốn trung hạn 2021-2025 tại văn bản 419-TTg-KTTH ngày 2-4-2021 của Bộ KH-ĐT và 4.500 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương đã được HĐND tỉnh Lâm Đồng thông qua tại nghị quyết số 224-NQ-HDND ngày 26-3-2021. 

Theo đó, ngoài sự tham gia của nguồn vốn ngân sách nhà nước, tỉnh Lâm Đồng chứng minh việc "nói là làm" khi khẳng định trong 4 năm thi công dự án, mỗi năm, tỉnh sẽ chi hơn 1.000 tỉ đồng vốn ngân sách địa phương. 

"Đó là việc chúng tôi làm được. Chúng tôi khẳng định cả hệ thống lãnh đạo Lâm Đồng đã tính toán đủ sức chi, cam kết thực hiện với Chính phủ, các bộ ngành, các nhà đầu tư" - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp phát biểu.

"Chữ P" thứ 2, vốn chủ sở hữu là 1.500 tỉ đồng (tương đương 15% theo quy định của luật PPP). Các nhà đầu tư kinh nghiệm như Tập đoàn Đèo Cả, Tập đoàn Hưng Thịnh, Tập đoàn Nam Miền Trung khẳng định nếu trúng thầu thì "không phải vấn đề lớn ".

"Chữ P" thứ 3, vốn huy động khác khoảng 8.500 tỉ. Với phương án hoàn vốn dự án lên tới hơn 27 năm, thực tế rất khó để huy động vốn tín dụng từ ngân hàng hay tìm kiếm các nhà đầu tư khác tham gia nên tỉnh Lâm Đồng đã chuẩn bị một loạt cơ chế để thu hút đầu tư về bất động sản, dịch vụ thương mại, logistics..;. học tập mô hình của tỉnh Quảng Ninh khi phát triển bất động sản, dịch vụ kinh tế biển để tạo nguồn vốn cho các dự án. Phương thức PPP thực sự đã hình thành khi tỉnh tham gia chia sẻ gánh nặng tài chính với doanh nghiệp.

Tỉnh Lâm Đồng và nhà đầu tư xác định "chữ P" thứ 3 là vấn đề then chốt đem lại thành công cho dự án.Llãnh đạo tỉnh sẽ báo với Thủ tướng Chính phủ để có sự quan tâm hỗ trợ cơ chế đặc biệt cần sự chia sẻ của các doanh nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến dự án cao tốc thông qua các hội nghị xúc tiến đầu tư kêu gọi vốn; đồng thời kiểm soát cam kết của các nhà đầu tư tham gia hình thức trái phiếu, hợp đồng hợp tác để hiện thực hóa dự án cao tốc đã kéo dài hơn 17 năm nhưng không triển khai được.

Về phương án này, hội đồng thẩm định dự án cho rằng hồ sơ dự án cơ bản đáp ứng yêu cầu, thống nhất hướng tuyến theo đề xuất, thống nhất phân kỳ đầu tư, thống nhất phương án giải phóng mặt bằng một lần. Đầu tư đối tác công tư không cần "cắm" dự án để vay vốn tín dụng rất có thể lần đầu tiên được thực hiện. Điều đó mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn cho quá trình xây dựng hạ tầng giao thông Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo