xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chấm dứt đầu tư ngoài ngành

Thái Phương

Yêu cầu tập đoàn, tổng công ty chấm dứt đầu tư đa ngành trước năm 2015 được đánh giá là một bước tiến mới, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

img
Vinashin là một trong những tập đoàn thua lỗ nặng nề do đầu tư ngoài ngành không hiệu quả. Ảnh: Tấn Thạnh
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty  (TĐ-TCT) Nhà nước giai đoạn 2011-2015”, trong đó điểm nhấn là yêu cầu TĐ-TCT phải thoái vốn ngoài ngành trước năm 2015.

Phân nhóm doanh nghiệp Nhà nước

Theo các chuyên gia kinh tế, đây là một bước tiến cho thấy quyết tâm của Nhà nước trong việc lập lại vai trò chủ đạo, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác của DNNN đang bị nhiều tai tiếng, liên tục thua lỗ… thời gian qua.

Trong quá trình tái cơ cấu, các DNNN sẽ được phân thành 3 nhóm. Nhóm 1, các DNNN chiếm 100% vốn điều lệ trong các lĩnh vực độc quyền Nhà nước, quốc phòng, an ninh, thủy nông, sản xuất phân phối điện quy mô lớn, cảng hàng không, cảng biển, in, đúc tiền… Nhóm 2 gồm các DNNN nắm giữ từ 50% đến 70% vốn điều lệ khi cổ phần hóa TĐ-TCT Nhà nước trong các lĩnh vực khai thác, chế biến tài nguyên, khoáng sản, bán buôn lương thực, bán buôn thuốc phòng chữa bệnh, tài chính, tín dụng, bảo hiểm… Nhóm 3, các DNNN thua lỗ kéo dài, không khắc phục được sẽ thực hiện bán, chuyển nhượng, tái cơ cấu, giải thể, phá sản.

Việc thoái vốn thực hiện theo nguyên tắc thị trường đối với các lĩnh vực không phải ngành kinh doanh chính của DNNN hoặc không trực tiếp liên quan tới ngành kinh doanh chính, những DN mà Nhà nước không cần chi phối. Quá trình tái cơ cấu được thực hiện theo ngành không phân biệt cấp, cơ quan quản lý. Trước mắt, các ngành trong lĩnh vực xây dựng, thương mại, viễn thông, xuất bản, xổ số kiến thiết, cấp thoát nước, môi trường đô thị, đường sắt, đường thủy… sẽ tiến hành trước. Đặc biệt, trong đề án nêu rõ việc xác định cụ thể, làm rõ quyền hạn trách nhiệm của hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc DN trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước để bảo đảm  nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản.

Phải vượt qua rào cản lợi ích nhóm

Chuyên gia kinh tế cao cấp - TS Lê Đăng Doanh hoan nghênh thái độ cương quyết của Chính phủ với yêu cầu thoái vốn đầu tư ngoài ngành của DNNN với đề án cụ thể, quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức đại diện phần vốn Nhà nước tại các DN. Chuyên gia tài chính - TS Đinh Thế Hiển nhận xét đề án này phù hợp với chiến lược tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững. Việc phân công lại nền kinh tế với nhiều DN đại chúng, DN vừa và nhỏ sẽ giúp kinh tế phát triển đồng bộ hơn.

TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đánh giá yêu cầu DNNN chấm dứt đầu tư đa ngành, ngoài lĩnh vực chính của mình là đúng đắn bởi tình trạng đầu tư tràn lan gây nhiều rủi ro, tổn thất lớn cho ngân sách Nhà nước thời gian qua. Chuyên gia kinh tế - TS Bùi Kiến Thành cho rằng các TĐ-TCT Nhà nước không thể đi kinh doanh khách sạn, mở hãng taxi… cạnh tranh trực tiếp với DN dân doanh. DNNN nên tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược to lớn hơn, những gì DN dân doanh không làm được mới cần đến DNNN. “Quá trình thoái vốn của TĐ-TCT cần tiến hành nhanh chóng, quyết liệt từ nay đến năm 2015 để tập trung vào lĩnh vực nòng cốt đúng vai trò của mình. Ngay các ngân hàng quốc doanh cũng cần thoái vốn thông qua bán cổ phần, cổ phần hóa…” - TS Bùi Kiến Thành nói.

Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng đề án lần này sẽ tạo ra bước đột phá trong quá trình tái cơ cấu các DNNN. Tuy nhiên, lộ trình thực hiện như thế nào để không xung đột lợi ích, không phát sinh tiêu cực và không bị cản trở bởi lợi ích nhóm là những vấn đề đáng được lưu tâm.

Lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng

Theo báo cáo của Bộ Tài chính gửi Quốc hội, tính đến cuối năm 2011, một số công ty trực thuộc TĐ-TCT như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Phát triển Nhà và đô thị, Tổng Công ty Chè Việt Nam, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội… làm ăn thua lỗ. Đến ngày 31-12-2010, lỗ phát sinh trong năm 2010 là 1.116 tỉ đồng, lỗ lũy kế từ các năm trước lên đến 26.123 tỉ đồng. Bộ Tài chính thừa nhận hiệu quả đầu tư của các DNNN, trong đó có TĐ-TCT Nhà nước, chưa tương xứng với vị trí, vai trò và tiềm năng của DN. Tính đến ngày 30-9-2011, cả nước có khoảng 1.225 DN do Nhà nước làm chủ sở hữu tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề then chốt.

Kỳ tới: Không nương nhẹ, chần chừ

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo