xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chia sẻ quyền lợi

An Huy

Diễn đàn "Khai phóng gạo Việt" đã nhận được khoảng 100 ý kiến của bạn đọc hiến kế những giải pháp thiết thực về cơ chế điều hành xuất khẩu gạo. Báo NLĐ tạm khép lại diễn đàn bằng bài tổng hợp các giải pháp khả thi nhất

Hầu hết đề xuất của các chuyên gia, nhà quản lý, chủ doanh nghiệp (DN) và bạn đọc nói chung tập trung vào các vấn đề: Cắt giảm đặc quyền của Hiệp hội Lương thực VN (VFA), dồn các nguồn hỗ trợ cho nông dân, sớm thay đổi cách điều hành xuất khẩu gạo hiện nay sao cho cân bằng lợi ích giữa DN xuất khẩu và người trồng lúa.

img

Nông dân luôn mong muốn bán được lúa với giá cao. Ảnh: N.Trinh


“Đại phẫu” VFA


Bạn đọc Phương Thuận (Sóc Trăng) đặt vấn đề: Tại sao chỉ mỗi Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) được ủy quyền đại diện cho các DN trong nước dự thầu các hợp đồng xuất khẩu gạo? Chính cơ chế này đã trao đặc quyền cho Vinafood 2 trong việc tiêu thụ gạo, buộc các DN khác phải lệ thuộc. Hãy mở rộng cửa xuất khẩu gạo hơn để thêm nhiều DN cùng tham gia nhằm tạo thế cạnh tranh, cùng phát triển. Tạo được sân chơi bình đẳng trong lĩnh vực này thì mới hy vọng chấm dứt tình trạng “bao sân” như hiện nay.


Mời nhận nhuận bút


Báo NLĐ trân trọng kính mời những bạn đọc có bài, ý kiến đăng trên diễn đàn “Khai phóng gạo Việt” đến tòa soạn nhận nhuận bút: Đoàn Ngọc Thơ, Lê Trung, Trương Văn Hiệp, Nguyễn Minh Hải, Phương Thuận, Trần Thanh Liêm, Ngô Văn Tước, Anh Thái, Huy Nguyễn, Hoàng Linh.


Riêng những bạn đọc ghi địa chỉ cụ thể kèm bài gửi cho báo, tòa soạn sẽ chuyển nhuận bút qua bưu điện.

Ông Hoàng Kim, một nông dân ở Đồng Tháp, viết: “Nhiệm vụ chính yếu của VFA và Vinafood 2 là bán gạo bằng cách ký hợp đồng xuất khẩu gạo với khách hàng nước ngoài và từ giá gạo của những hợp đồng đó quy ra giá thu mua lúa cho nông dân, tiến hành mua lúa của nông dân xay thành gạo để xuất khẩu theo hợp đồng. Thế nhưng, từ năm 2001 đến nay (ngoại trừ năm 2007), VFA và Vinafood 2 luôn bán gạo của nông dân với giá rẻ nhất thế giới...”. Bạn đọc này cũng cho rằng DN cách nông dân đến hai tầng thương lái (thương lái lúa và thương lái gạo) thì giúp nông dân cái nỗi gì?!


Từ thực trạng này, bạn đọc  Nguyễn Đông đề nghị: “Cần rút lại toàn bộ những quyền lực có tính hành chính ép buộc đã trao cho VFA. Chính khi hết quyền lực, VFA sẽ có động lực nhiều hơn để tập trung cải thiện khâu lưu thông, xúc tiến đưa hạt gạo VN ra thị trường quốc tế”.


Tri ân
người trồng lúa


Đã hơn 20 năm kể từ khi VN bắt đầu xuất khẩu gạo (năm 1989), ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước với rất nhiều năm trúng mùa nhưng hiếm có nông dân ở đây làm giàu nhờ hạt gạo. GS-TS Võ Tòng Xuân lên tiếng: “Bán lúa với giá chưa đến 4.000 đồng/kg như hiện nay đã gần sát với giá thành, coi như nông dân làm không công trong 4 tháng, chỉ là đổi lúa cũ lấy lúa mới, còn các nhà xuất khẩu thì có lãi”.
 
Nhà báo Ngô Văn Tước (Báo Nông thôn Ngày nay) cho rằng năm 2008 và 2009, thông qua các hợp đồng xuất khẩu gạo, Vinafood 2 thu lợi hàng ngàn tỉ đồng. Khoản tiền lớn này có được là nhờ từ nông dân nhưng nông dân có được chia lại đồng nào? Từ đó, GS-TS Võ Tòng Xuân đề nghị: Các DN xuất khẩu gạo hãy tri ân nông dân như đối tác chứ đừng bắt chẹt theo kiểu con buôn với những nhà cung cấp của mình!


Nhiều bạn đọc có chung đề xuất thay vì Nhà nước hỗ trợ VFA và các DN xuất khẩu gạo, hãy dồn những khoản đó cho nông dân. Thậm chí, Nhà nước nên ấn định giá thu mua lúa với mức cao để trong trường hợp giá gạo thế giới xuống thấp, Nhà nước có thể chịu lỗ nhưng thu nhập người trồng lúa vẫn bảo đảm. Đó là cách giúp nông dân thiết thực nhất.


Đa dạng hóa
hình thức hỗ trợ


Bạn đọc Nguyễn Đông nhận định: Chính sách lúa gạo hiện hành sẽ không còn chỗ đứng khi sắp tới đây, thỏa thuận về lúa gạo trong thị trường tự do của các nước Đông Nam Á (AFTA) được áp dụng. Vì vậy, phải thiết kế ngay chính sách điều hành, xuất khẩu gạo cho bối cảnh mới. Cụ thể: Tăng cường năng lực dự trữ của Cục Dự trữ Quốc gia để không phải bận tâm về an ninh lương thực, từ đó sẽ hết lo điều tiết lượng gạo xuất khẩu; chỉ hỗ trợ VFA “đá sân khách”, không hỗ trợ để VFA “đá sân nhà”; ngoài việc trợ giá, cần đa dạng hóa cách hỗ trợ nông dân như cung cấp giống tốt, chuyển giao miễn phí công nghệ và kỹ thuật, kể cả các phúc lợi xã hội.


Bạn đọc Hoàng Kim cho rằng nên thành lập hội đồng lúa gạo quốc gia, do Chính phủ trực tiếp điều hành; đồng thời, liên kết chặt chẽ hơn với Thái Lan trong khâu ấn định giá xuất bán và chi phối thị trường gạo thế giới.


Về chính sách hỗ trợ nông dân, ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân VN, thừa nhận một mình hội không đủ sức, hệ thống ngân hàng và VFA cần thể hiện vai trò “bà đỡ” như giúp nông dân ngay từ đầu mùa vụ để họ có vốn sản xuất, thu mua lại nông phẩm sau thu hoạch...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo