“Mức giá đất ở trong khung giá đất do Chính phủ quy định lạc hậu so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, nhưng chưa được điều chỉnh cho phù hợp”, báo cáo nêu rõ.
Ở bức tranh chung, báo cáo cho biết, có 6/12 đô thị loại 2 giữ nguyên giá đất ở như năm 2011; 2/12 đô thị điều chỉnh tăng và 4/12 đô thị điều chỉnh giảm. Còn giá đất tại 10 đô thị loại 1 cơ bản được giữ nguyên so với năm 2011. Đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TPHCM) vẫn giữ nguyên mức giá đất ở tối đa 81 triệu đồng/m2 như năm 2011. Phần lớn các tỉnh quy định giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bằng khoảng 55% - 80% mức giá đất ở.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong xây dựng bảng giá đất được chỉ ra là năng lực và thời gian đầu tư cho hoạt động này rất hạn chế. Mới chỉ có 6/63 địa phương thuê tổ chức tư vấn giá đất làm dịch vụ xây dựng bảng giá đất.
Cũng tại báo cáo, kết quả triển khai kiểm tra và xử lý đất của các tổ chức vi phạm được thể hiện qua nhiều con số khá lớn. Cụ thể, có 5.828 tổ chức vi phạm với diện tích 73.992,96 ha, trong đó: đã xử lý 3.670/5.828 tổ chức (đạt 61,84%) với diện tích đất 14.323,20 ha/73.992,96 ha (đạt 19,33%).
Một trong các giải pháp được Chính phủ xác định sẽ tập trung chỉ đạo trong 6 tháng cuối năm nay là thực hiện việc thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm việc chấp hành pháp luật đất đai trong công tác giao đất, cho thuê đất tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp kể từ ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực. Tiếp tục xử lý vi phạm đất của các tổ chức được nhà nước giao và cho thuê, tăng cường chỉ đạo các địa phương giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo về đất đai; giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài; giảm thiểu các vụ việc khiếu nại mới phát sinh.
Bình luận (0)