Chiều 22-5, Quốc hội (QH) đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, ông Nguyễn Văn Giàu, cho biết dự luật có đề cập một trong những giải pháp quan trọng để phòng chống rửa tiền là nhận biết khách hàng và cập nhật thông tin khách hàng để phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan đến rửa tiền. Theo ông Giàu, nhiều đại biểu (ĐB) QH đã đề nghị bổ sung quy định khách hàng cá nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của cá nhân có ảnh hưởng chính trị.
ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đặt vấn đề: Tình hình tham nhũng hiện nay khá nghiêm trọng. Vì vậy, dự luật nên quy định thêm việc cấm quan chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để người thân lập doanh nghiệp nhằm rửa tiền từ tham nhũng.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, ông Nguyễn Đình Quyền, thẳng thắn: “Phòng chống quan trọng nhất là phải chỉ ra hành vi nhưng trong dự luật lại không có quy định đầy đủ về vấn đề này”. ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) đề nghị phải làm rõ vai trò của Ngân hàng Nhà nước về phòng chống rửa tiền.
Bày tỏ sự chưa hài lòng đối với dự án luật, ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) nói: “Tôi lo về tính nửa vời của luật”. Theo ĐB Châu, dự luật cấm hút thuốc trong tòa nhà kín (nhà hàng, khách sạn, karaoke, vũ trường...) nhưng cho hút trong phòng riêng. Vậy, các nhà hàng có làm phòng riêng không và quan trọng hơn là khách hàng có đồng ý với việc “tự giam mình” để hút thuốc trong đó?
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng nên hình thành quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá từ khoản đóng góp bắt buộc được cộng vào giá bán, các doanh nghiệp tự khai, tự tính và nộp cùng với quá trình tính thuế. Việc sử dụng quỹ do hội đồng liên ngành quyết định, có kiểm toán và Chính phủ có quy định chi tiết về cơ chế quản lý quỹ để bảo đảm công khai minh bạch.
Dự luật Phòng chống rửa tiền chỉ mới dừng ở việc phát hiện hành vi rửa tiền qua giao dịch ngân hàng.
Còn trên thực tế, hành vi rửa tiền có thể diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác trong đời sống kinh tế như bất động sản, chứng khoán… Cần thiết kế lại nhiều nội dung của dự luật để bảo đảm tính khả thi.
ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM) |
Bình luận (0)