Theo đó, nhiều quy định về điều kiện và đối tượng vay vốn với lãi suất 6%/năm đã được nới rộng. Cụ thể, Thông tư 18/2013 bổ sung đối tượng được vay là chưa có nhà ở nhưng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích đất ở đó nhỏ hơn diện tích đất được cấp phép xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh. Trường hợp con, cháu của chủ hộ đã lập gia đình (có Giấy chứng nhận kết hôn) và trường hợp ở nhờ nhưng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú cùng với chủ hộ thì được coi là hộ gia đình độc lập và thuộc đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở.
Ngoài ra, Thông tư bổ sung doanh nghiệp đầu tư cho các dự án nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập thấp cũng được vay vốn từ gói 30.000 tỉ đồng.
Theo số liệu của Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 30-9, các ngân hàng thương mại mới tiếp nhận được 619 hồ sơ cá nhân với số tiền 203 tỉ đồng, trong đó chỉ có 590 khách hàng được giải ngân với tổng số tiền 142,5 tỉ đồng. Với khách hàng doanh nghiệp, các ngân hàng giải ngân được 54,8 tỉ đồng. Như vậy, sau hơn 4 tháng triển khai, chưa tới 1% của gói 30.000 tỉ đồng được giải ngân cho các đối tượng khách hàng.
Trước thực trạng trên , UBND TP HCM đã đề nghị Chính phủ giảm lãi suất giảm 6%/năm xuống còn 3% và tăng thời gian vay lên 15 năm. Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đề xuất của UBND TPHCM cần có cơ sở bởi lãi suất đối với người thu nhập thấp là đầu ra của gói 30.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng việc giảm lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội từ 6%/năm xuống 3%/năm là bất khả thi vì phần chênh lệch lãi suất nhà nước phải bù đắp trong khi ngân sách đang gặp khó khăn.
Bình luận (0)